Xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Khi nội lực được phát huy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huy động được nhiều nguồn lực, nhất là nguồn lực đóng góp từ nhân dân để đầu tư vào nông thôn; nhiều cách làm hay, sáng tạo; nhiều mô hình hiệu quả được nhân rộng; đời sống của nhân dân được nâng lên... đó là những kết quả của hơn 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Nhiều thiết chế văn hóa đã được xây dựng. Ảnh: Đức Thụy
Nhiều thiết chế văn hóa đã được xây dựng. Ảnh: Đức Thụy

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Gia Lai đã có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 2 xã đạt 19 tiêu chí đang hoàn tất hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; 54 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí; 97 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.

Đặt kết quả trên vào hiện trạng kinh tế-xã hội, hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn Gia Lai trước khi bắt tay thực hiện chương trình thì mới thấy hết sự quyết tâm của hệ thống chính trị và nhân dân chung tay xây dựng vùng nông thôn phát triển toàn diện.

Cụ thể hóa quyết tâm trên, ngay từ ngày đầu xây dựng nông thôn mới, Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; cấp ủy địa phương cũng ban hành nghị quyết về xây dựng nông thôn mới phù hợp với thực tiễn của mình.

Tiếp nữa là kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 từ tỉnh đến thôn, làng. Tổ chức quán triệt tuyên truyền sâu rộng mục tiêu, ý nghĩa và nội dung xây dựng nông thôn mới đến cán bộ, đảng viên, nhất là nhân dân-người giữ vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới để nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong lộ trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.

 

Ảnh: Nguyễn Giác
Ảnh: Nguyễn Giác

Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân cũng như huy động tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới”, tiếp đó các địa phương đồng loạt phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

Hiệu ứng của phong trào thi đua mang lại là sự tự nguyện chung sức của nhân dân, hệ thống doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh kết hợp với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhất là tổ chức lồng ghép hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án theo chỉ đạo của tỉnh để đẩy mạnh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, 100% xã của tỉnh đã phát động phong trào nông dân chủ động thực hiện phần việc đơn giản, không cần kinh phí đầu tư như di dời tường rào, phát quang cây cối, đóng góp ngày công sửa chữa đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp theo tiêu chí nông thôn mới mà không yêu cầu Nhà nước đền bù.

Đặc biệt, trong quá trình triển khai hoàn thiện hạ tầng cơ sở, nông dân tự nguyện hiến đất, góp tiền, tổ chức giám sát và thi công công trình. Các doanh nghiệp chung sức với Nhà nước hoàn thiện mạng lưới hạ tầng cơ sở tại vùng nguyên liệu của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và dân sinh trong vùng. 

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Theo thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến nay là trên 9.872,845 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 1.050,718 tỷ đồng (chưa tính vốn đầu tư phát triển sản xuất), doanh nghiệp đóng góp  276,021 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng và nguồn vốn khác.

Nguồn vốn trên đã đầu tư làm mới gần 3.928 km đường giao thông; nâng cấp, sửa chữa gần 700 km đường giao thông nông thôn. Xây mới 15 trường học và 400 phòng học; sửa chữa, nâng cấp hơn 44 trường học.

Hệ thống điện, kênh mương thủy lợi, công trình thủy lợi và hạ tầng cơ sở lĩnh vực văn hóa cũng được đầu tư đồng bộ theo chuẩn nông thôn mới.

Đặc biệt, xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân được xem là khâu mấu chốt thực hiện hiệu quả tiêu chí hộ nghèo nên đã tập trung huy động nguồn lực của nhân dân, lồng ghép với các chương trình, dự án, vốn nhà nước để thực hiện hiệu quả phần việc này.

Theo đó, toàn tỉnh đã mở 200 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ lúa giống; bắp lai; phân bón các loại cho nông dân sản xuất; xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả để nhân dân nhân rộng...

Chính nhờ sự đầu tư toàn diện trên, khu vực nông thôn của tỉnh đã chuyển mình toàn diện. Sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất tập trung gắn với cơ sở chế biến, nhất là cây trồng chủ lực như: mía, mì, cà phê, cao su, tiêu, bắp. Chăn nuôi phát triển mạnh về chất lẫn lượng, nhất là tổng đàn bò của tỉnh đứng thứ 2 của cả nước.

 

Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến nay là trên 9.872,845 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 1.050,718 tỷ đồng (chưa tính vốn đầu tư phát triển sản xuất), doanh nghiệp đóng góp  276,021 tỷ đồng.

Kinh tế phát triển toàn diện đã nâng thu nhập bình quân đầu người tăng dần từng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 61/184 xã đạt tiêu chí thu nhập bình quân đầu người/năm, tăng 17 xã; có 35/184 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo, tăng 6 xã đạt tiêu chí so với cuối năm 2014.

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên hiện có 167 xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới, chiếm 90,8%.

Có 56 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông; 130 xã có hệ thống thủy lợi; 184/184 xã có quy hoạch, đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Có rất nhiều xã trên địa bàn tỉnh đang tiến gần hơn với chuẩn nông thôn mới là điều không thể phủ nhận. Và con đường tiệm cận với chuẩn nông thôn mới tiếp tục mở ra khi quy định chuẩn của tiêu chí được xem là khó hoàn thành vì không phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh như thủy lợi, trường học, chợ nông thôn, môi trường, cơ sở vật chất văn hóa đã được lãnh đạo tỉnh kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với thực tế và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Lối mở ấy kết hợp với giải pháp điều hành linh hoạt của tỉnh, sự nhập cuộc của hệ thống chính trị, ý thức chung sức, đồng lòng của nhân dân và doanh nghiệp, tin chắc rằng mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, trong đó có mục tiêu năm 2015 có 45 xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh đề ra sẽ thành hiện thực.

Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.