Chợ vùng sâu, vùng xa-bộ mặt của nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuộc sống của người dân vùng sâu, vùng xa trước đây gắn liền hai chữ “thiếu thốn”. Nay, nhờ giao thông đi lại thuận lợi, hàng hóa giao thương đa dạng giúp cuộc sống của bà con bớt đi phần khó nhọc. Phát triển thương mại mà điểm nhấn chính là xây dựng chợ trung tâm cụm chính là cách tối ưu nhất để cải thiện đời sống người dân nơi này.

Thấu hiểu được nỗi cơ nhọc của người dân địa phương mỗi khi có nhu cầu tiêu dùng, nhất là những hộ lấy buôn bán làm nghề nuôi sống cả gia đình, huyện Ia Pa là một trong nhiều địa phương đã tập trung phát triển thương mại nhằm giúp người dân nơi đây bớt phần cơ nhọc.

 

Của hàng bán đồ khô trước chợ Amarơn là thu nhập chính của gia đình người phụ nữ. Ảnh: T.U
Của hàng bán đồ khô trước chợ Amarơn là thu nhập chính của gia đình người phụ nữ. Ảnh: T.U

Huyện có 9 xã với hơn 53.000 nhân khẩu, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng là khá cao. Do đó, việc tập trung nguồn lực đầu tư một khu chợ với đầy đủ mặt hàng, chất lượng đảm bảo vừa là bộ mặt của địa phương, vừa là phương thức giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Chợ Amarơn thuộc xã Ia Mrơn nằm ngay trên đường liên xã nối Ia Mrơn với xã Ia Yen (huyện Phú Thiện) và đường tỉnh lộ 662. Khác với chợ Kim Tân, Chư Drăng và Pờ Tó có quy mô nhỏ lẻ, mặt hàng nghèo nàn thì chợ Amarơn có quy mô tương đối lớn và hoạt động hiệu quả phục vụ hơn 11.000 dân thuộc xã Ia Mrơn và một số xã lân cận.

Năm 2014, Ủy ban Nhân dân huyện Ia Pa đã đầu tư nâng cấp chợ Amarơn-nơi buôn bán sầm uất nhất huyện nhằm đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân địa phương. Tổng mức kinh phí đầu tư xây dựng và nâng cấp chợ lên đến 1 tỷ đồng gồm nhà lồng, 9 ki ốt, quy mô chợ trên 1.500 m2. Đến đầu năm 2015, 9 ki ốt vừa được xây mới đã được đưa vào hoạt động. Đây là chốn mưu sinh của nhiều người và trên 100 hộ kinh doanh trong nhiều năm nay.

 

Chị Siu Noac (xã Ia Mron) cho biết rất phấn chấn khi hàng hóa ngày một đa dạng. Ảnh: T.U
Chị Siu Noac (xã Ia Mron) cho biết rất phấn chấn khi hàng hóa ngày một đa dạng. Ảnh: T.U

Chị Phạm Thị Uyên-kinh doanh hàng tạp hóa, cho biết: “Cửa hàng này là thu nhập chính của gia đình tôi đã được 15 năm nay. Chợ Amarơn đã hình thành từ trước đó, nhưng đến nay được đầu tư hơn về quy mô, đa dạng hơn về mặt hàng”. Những tiểu thương buôn bán tại chợ nhỏ lẻ khác cũng nhận được sự tiện lợi khi có thể lấy hàng tại chợ Amarơn về phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con vùng xa xôi, hẻo lánh.

Chị Trương Thị Kim Sen-buôn bán trái cây tại chợ Pờ Tó cho hay: Một số tiểu thương tại chợ vùng ven vẫn có thể lên chợ Amarơn để lấy thêm hàng hóa về bán lại kiếm lời. Chênh lệch không nhiều, chủ yếu là đáp ứng kịp thời  nhu cầu của người mua.

Hàng tươi sống tại chợ Amarơn được lấy từ Quy Nhơn (Bình Định) và Tuy Hòa (Phú Yên). Hàng khô như quần áo, giày dép, điện tử, điện lạnh, hàng tạp hóa được chở từ thành phố Pleiku xuống. Hàng ngày vẫn thường có nhiều chuyến xe khách chạy ngang qua huyện chở theo hàng hóa giao cho các tiểu thương và chủ sạp. Mọi thứ trở nên thuận tiện hơn trước rất nhiều nhờ có sự thuận lợi của giao thông. Theo thống kê của phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Ia Pa cho thấy, tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, khối lượng vận chuyển hàng hóa của huyện đạt 55.500 tấn, tăng 12.000 tấn so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển hàng hóa đạt 5.200 nghìn tấn, tăng 30.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu vui cho sự khởi sắc của công nghiệp, thương mại tại địa phương.

 

Buổi chiều, người dân thường mua bán bên ngoài chợ vì sự thuận tiện cho việc mua bán. Ảnh: T.U
Buổi chiều, người dân thường tổ chức bên ngoài chợ vì sự thuận tiện cho việc mua bán. Ảnh: T.U

Phát triển, cải thiện hoạt động của chợ nông thôn chính là bước đệm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Ia Pa. Ông Lê Tiến Mạnh-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Ia Pa cho biết: Một số tiêu chí như điện và hệ thống thoát nước tại chợ sẽ được đầu tư hoàn chỉnh trong năm 2015 này để hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Dự kiến từ năm 2016, huyện sẽ phát triển thêm một chợ trung tâm cụm xã phía Đông sông Ba phục vụ người dân ở các xã Ia Broi, Ta Tul, Chư Mố và Ia Krăm. Với sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, cùng sự khởi sắc trong công nghiệp-thương mại thì đời sống của người dân huyện Ia Pa sẽ ngày càng được hoàn thiện và đi lên trong thời gian không xa.

Tú Uyên

Có thể bạn quan tâm

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.