Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.

Từ nội dung “thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng nước ta thành một xã hội học tập” ban đầu ấy cho đến nay, việc xây dựng và phát triển xã hội học tập, HTSĐ luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, cụ thể hóa trong nhiều nghị quyết, quyết định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, tất cả đều chỉ là văn bản dưới luật và để khẳng định xã hội học tập là một sự nghiệp lớn của quốc gia thì cần phải có một bộ luật riêng để điều chỉnh.

Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) từng thông tin rằng sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất xây dựng dự án Luật HTSĐ. Điều này nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo tầng lớp nhân dân bởi đây sẽ là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng, cũng là giải pháp thiết thực để triển khai hiệu quả hơn nữa các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập thống nhất trên cả nước.

Khái niệm HTSĐ bao gồm mọi hình thức học tập (chính quy, không chính quy, phi chính quy). Ảnh: Mộc Trà
Khái niệm HTSĐ bao gồm mọi hình thức học tập (chính quy, không chính quy, phi chính quy). Ảnh: Mộc Trà

Ngày 14-3 vừa qua, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn đề xuất dự thảo khung Luật HTSĐ của Việt Nam. Ngoài đại diện Bộ GD-ĐT, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, hội thảo còn có sự góp mặt của gần 40 nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục chuyên gia ở lĩnh vực giáo dục thường xuyên trong nước và quốc tế.

Đây chính là cơ hội để nhiều vấn đề liên quan đến Luật HTSĐ đã được khai mở. Trong đó có thực trạng thực thi các văn bản pháp lý về HTSĐ; nhu cầu các bên liên quan trong việc xây dựng, ban hành pháp luật về HTSĐ tại 4 tỉnh, thành thực hiện khảo sát (Hà Nội, Thanh Hóa, Gia Lai và Đồng Tháp); việc xây dựng Luật HTSĐ nhìn từ yêu cầu hoàn thiện thể chế giáo dục Việt Nam trong bối cảnh mới; một số định hướng chính sách và đề xuất dự thảo khung Luật HTSĐ của Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế xây dựng xã hội học tập…

Theo bà Nhan Thị Hằng Nga-Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Gia Lai, việc xây dựng và ban hành Luật HTSĐ là điều hết sức cần thiết. Bởi lẽ, đây là xu hướng phát triển của giáo dục trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, để tạo điều kiện cho mọi người có thể theo kịp các thay đổi đang diễn ra ngày càng nhanh trong thời đại công nghệ 4.0.

Mặt khác, Luật HTSĐ sẽ giúp hoàn thiện thể chế giáo dục phù hợp với sự lớn mạnh của hệ thống giáo dục quốc dân, bảo đảm để thể chế giáo dục đáp ứng các yêu cầu về HTSĐ trong bối cảnh mới.

“Luật HTSĐ là sự phát triển tất yếu của thể chế HTSĐ để thay thế hệ thống văn bản dưới luật bằng một văn bản luật nhằm có khung pháp lý nhất quán, hiệu lực hơn và hiệu quả hơn trong điều chỉnh lĩnh vực HTSĐ. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển giáo dục của nước ta”-bà Nga nêu quan điểm.

Ngoài ra, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cũng cho rằng, khi Luật HTSĐ được thông qua sẽ tác động đến mọi người dân trong toàn xã hội; ai cũng phải có ý thức trong việc tự học và xây dựng xã hội học tập, hướng đến công dân toàn cầu.

Luật HTSĐ sẽ giúp hoàn thiện thể chế giáo dục phù hợp với sự lớn mạnh của hệ thống giáo dục quốc dân. Ảnh: Mộc Trà
Luật HTSĐ sẽ giúp hoàn thiện thể chế giáo dục phù hợp với sự lớn mạnh của hệ thống giáo dục quốc dân. Ảnh: Mộc Trà

Khái niệm HTSĐ bao gồm mọi hình thức học tập (chính quy, không chính quy, phi chính quy). Tại Việt Nam, giáo dục thường xuyên tương đương hình thức giáo dục không chính quy. Học tập chính quy chỉ diễn ra trong 12 năm của cuộc đời, còn học tập không chính quy có thể kéo dài toàn bộ quãng thời gian còn lại trong đời mỗi con người.

Thế nhưng trên thực tế, giáo dục thường xuyên vẫn chưa được xã hội quan tâm đúng mức, chưa có vị thế đúng như được hiểu trong các định nghĩa của UNESCO. Dù rằng được xếp ngang hàng trong luật với giáo dục chính quy, song giáo dục thường xuyên vẫn bị coi nhẹ, thậm chí còn bị xem như giáo dục hạng 2 hoặc giáo dục dành cho người mù chữ, đối tượng lớn tuổi, học sinh yếu kém…

Ông Võ Văn Tiên-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Gia Lai-cho hay: Trong 2 năm qua, Trung tâm đã đẩy mạnh công tác tư vấn tuyển sinh, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh, học viên và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân; từ đó, thu hút người học vào Trung tâm. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa như mong muốn. Hy vọng, sự ra đời của Luật HTSĐ sẽ giải quyết được thực trạng trên; đồng thời, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập, cập nhật kiến thức để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn.

Mọi công dân đều có cơ hội HTSĐ để hoàn thiện cá nhân, tăng cường gắn kết xã hội và thúc đẩy sự thịnh vượng về kinh tế. Ảnh: Mộc Trà

Mọi công dân đều có cơ hội HTSĐ để hoàn thiện cá nhân, tăng cường gắn kết xã hội và thúc đẩy sự thịnh vượng về kinh tế. Ảnh: Mộc Trà

Có thể nói, việc xây dựng Luật HTSĐ là điều tất yếu để tiếp nối thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và tạo nên một “văn hóa học tập” trong cộng đồng-như khẳng định của nhiều chuyên gia. Khi đó, mọi công dân đều có cơ hội HTSĐ để hoàn thiện cá nhân, tăng cường gắn kết xã hội và thúc đẩy sự thịnh vượng về kinh tế của gia đình, quốc gia trong một khuôn khổ pháp lý thống nhất.

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS: Cơ hội khẳng định năng lực chuyên môn

Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS: Cơ hội khẳng định năng lực chuyên môn

(GLO)- Sau 2 tuần tranh tài sôi nổi, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS toàn tỉnh Gia Lai năm học 2023-2024 đã bế mạc vào sáng 23-4. Không chỉ tạo cơ hội cho giáo viên khẳng định năng lực chuyên môn, hội thi còn là dịp đánh giá chất lượng đội ngũ, khích lệ phong trào thi đua dạy tốt-học tốt.
“Làng văn hóa” trong trường nội trú huyện Ia Grai

“Làng văn hóa” trong trường nội trú huyện Ia Grai

(GLO)- Thầy và trò Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) cùng gia đình các em học sinh vừa tạo nên ngày hội thấm đẫm phong vị văn hóa các dân tộc. Đây là năm thứ hai nhà trường tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc giúp học sinh đến gần hơn với di sản.