Vươn lên nhờ mô hình "3 biết, 2 hỗ trợ"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” do Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh, Gia Lai) triển khai tại 2 thôn Djriêk và Hòa Tín đã giúp hội viên, phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
Bà Kpah H'Mi-Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ thôn Djriêk-cho biết: Mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” được thành lập theo Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh lần thứ 5 với phương châm “Biết mặt, biết hoàn cảnh, biết nhu cầu hội viên và hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ kiến thức” để giúp hội viên vươn lên trong cuộc sống. “Mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” của chi hội được thành lập từ tháng 6-2018 với 16 thành viên, đều là người dân tộc Jrai. Sau khi thành lập, chi hội tập trung giúp 2 phụ nữ nghèo phát triển kinh tế hộ bằng cách hỗ trợ tiền mua dê và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vật nuôi để họ sớm thoát nghèo”-bà H'Mi nói.
Gia đình chị H'Pram vươn lên thoát nghèo nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”. Ảnh: H.S
Gia đình chị H'Pram vươn lên thoát nghèo nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”. Ảnh: H.S
Từ năm 2018 đến nay, 9/9 xã, thị trấn của huyện Chư Pưh đã thành lập được 13 mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” với hơn 150 thành viên tham gia. Mô hình đã giúp 4 hộ thoát nghèo và hiện đang giúp 17 hộ nghèo khác từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Tổng số tiền thực hiện ở các mô hình khoảng 100 triệu đồng.

Theo đó, tháng 6-2018, 16 thành viên tham gia mô hình ở chi hội Phụ nữ thôn Djriêk đã đóng góp tiền mua 1 con dê cái trị giá 3,5 triệu đồng tặng gia đình chị Siu H'Pram và giúp ngày công làm chuồng nuôi. Mặt khác, chi hội đứng ra giúp chị H'Pram vay 30 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư cải tạo vườn tạp trồng 300 gốc hồ tiêu; mua phân bón, giống trồng 3,5 sào lúa nước. Sau đó, các thành viên trong mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” của thôn tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Con dê cái gia đình chị H'Pram được tặng sau một thời gian đã đẻ 2 dê con. Gia đình chị bán 3 con dê này mua 1 con bò. Hiện con bò đã đẻ 1 bê con. Ngoài ra, nhờ nắm vững kỹ thuật chăm sóc, 300 gốc hồ tiêu và 3,5 sào lúa của gia đình chị H'Pram phát triển tốt, cuộc sống theo đó cũng dần cải thiện. Hiện gia đình chị đã thoát nghèo.
Sau khi giúp gia đình chị H'Pram thoát nghèo, chi hội Phụ nữ thôn Djriêk tiếp tục hỗ trợ gia đình hộ chị Siu H'Kre 1 con dê cái trị giá 3,5 triệu đồng. Ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, hàng tuần, các thành viên tham gia mô hình thay phiên nhau cắt cỏ giúp gia đình chị H'Kre. Chị Nay H'Pen-thành viên mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” của thôn-cho biết: “Mình thấy việc làm rất ý ngh'ĩa nên thu xếp công việc gia đình để tham gia. Thấy chị em đỡ khó khăn, mình cũng vui lây”.
Song song với việc tặng dê và hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho hội viên nghèo, chi hội Phụ nữ thôn Djriêk còn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để hội viên, phụ nữ thay đổi nếp nghĩ cách làm; hướng dẫn cải tạo vườn tược, trồng rau xanh. “Vườn tược trong thôn được phát dọn sạch sẽ, có hàng rào riêng. Có 5 hộ làm vườn trồng các loại rau xanh, hiện các gia đình này thường xuyên có rau ăn, không phải đi chợ mua. Chúng tôi cũng đang vận động các hộ khác trong thôn làm theo. Hiện nay, thôn còn 29 hộ nghèo, 27 hộ cận nghèo. Theo đó, chi hội phấn đấu mỗi năm giúp 1 hộ phụ nữ thoát nghèo”-bà H'Mi cho biết thêm.
Tương tự, mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” của chi hội Phụ nữ thôn Hòa Tín cũng bước đầu đạt được kết quả đáng ghi nhận. Chi hội Phụ nữ thôn đã đóng góp hơn 3 triệu đồng để hỗ trợ gia đình chị Đoàn Thị Liên (hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn)  mua 1 con bê. Sau đó, các thành viên trong mô hình giúp cắt cỏ cho bò khi chị Liên bận việc. Chi hội cũng thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ gạo, quần áo và sách vở cho 2 con chị Liên. Chị Nguyễn Thị Thanh Hoa-Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ thôn Hòa Tín-cho hay: “Năm nay, chúng tôi tập trung giúp đỡ gia đình chị Liên bớt khó khăn trong cuộc sống. Dù sự hỗ trợ chưa được nhiều nhưng là sự động viên lớn với gia đình chị ấy trong giai đoạn hiện nay, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của phụ nữ thôn. Chúng tôi sẽ cố gắng giúp gia đình chị Liên thoát nghèo bền vững trong thời gian tới”.
Đánh giá về những kết quả sau hơn 1 năm triển khai mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”, bà Rcom H'Plep-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Nhơn Hòa-cho biết: “Thị trấn có 2 mô hình ở thôn Hòa Tín và thôn Djriêk với 30 thành viên. Từ khi triển khai đến nay, mô hình nhận được sự hưởng ứng của hội viên, phụ nữ và giúp thắt chặt tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Mô hình đã giúp được 1 gia đình thoát nghèo, hướng dẫn người dân trồng rau xanh phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Dù chưa giúp được nhiều chị em thoát nghèo nhưng những gì đạt được sau hơn 1 năm triển khai là tín hiệu vui. Chúng tôi sẽ phát triển thêm mô hình ở các thôn khác trong thời gian tới”.
HOÀNH SƠN
 
Ứng dụng Báo Gia Lai đã lên 2 kho ứng dụng:
 - Google Play: http://bit.ly/2PcYBHy

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).