Vùng xanh, cơ hội cho môi giới sau 2 tháng "trói chân"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau gần hai tháng thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, Hà Nội đã phân chia theo vùng để thực hiện biện pháp phòng dịch, trong đó có vùng xanh. Đây là cơ hội mở ra cho các môi giới bất động sản sau thời gian dài không có việc.

Nhiều mảnh đất ở vùng xanh được rao bán sôi động trở lại. Ảnh: Đức Thịnh
Nhiều mảnh đất ở vùng xanh được rao bán sôi động trở lại. Ảnh: Đức Thịnh
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên từ cuối tháng 7.2021, Hà Nội đã thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, hoạt động mua bán tạm dừng, môi giới bất động sản phải làm việc ở nhà. Rất hiếm hoi mới thấy một số sàn môi giới bất động sản hoạt động và bán hàng qua hình thức online.
Cho đến nay, khi một số vùng tình hình dịch bệnh đã dần được kiểm soát, UBND TP.Hà Nội lên kế hoạch phân chia 3 vùng gồm: Vùng đỏ, vùng cam, vùng xanh, dựa trên bản đồ thông tin dịch tễ để tiếp tục triển khai biện pháp phòng chống dịch khác nhau.
Trong đó, thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thanh Oai được nới lỏng hơn, đây được gọi là các vùng xanh. Những vùng xanh này có lẽ là cơ hội cho các môi giới bất động sản hoạt động trở lại.
Trao đổi với PV qua điện thoại, chị Thanh Bình - một môi giới đang rao bán mảnh đất 3.000 m2 ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, gần hai tháng nay tất cả giao dịch đều phải nằm im. “Để tương tác với khách hàng, cá nhân tôi thỉnh thoảng vẫn đẩy thông tin lên các hội nhóm. Tuy nhiên, khách chỉ hỏi để mang tính tham khảo thông tin chứ không thể nào chốt được hàng” - chị Bình nói.
Cũng theo chị Bình, hai hôm nay, sau khi Hà Nội có lên kế hoạch phần vùng, Ba Vì nằm trong vùng xanh nên nới lỏng hơn một chút. Dù cơ hội hiếm hoi nhưng đây là dấu hiệu của việc trở lại các hoạt động để phục hồi kinh tế. Những môi giới bất động sản bắt đầu có cơ hội đẩy hàng.

Vùng xanh thành cơ hội cứu cánh của môi giới bất động sản sau gần hai tháng nằm im. Ảnh Cao Nguyên.
Vùng xanh thành cơ hội cứu cánh của môi giới bất động sản sau gần hai tháng nằm im. Ảnh: Cao Nguyên
Trong khi đó, anh Minh - môi giới bất động sản ở Sơn Tây khẳng định chắc nịch với PV là nếu ở vùng xanh và có giấy đi đường thì vẫn có thể đến xem đất bình thường.
Theo vị môi giới này, mặc dù Sơn Tây thuộc vùng xanh nhưng khách hàng chủ yếu đều ở Trung tâm Hà Nội thuộc vùng đỏ là chủ yếu và vẫn đang phải thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, anh mới chỉ hẹn được những khách hàng ở vùng xanh.
Chia sẻ về công việc trong thời gian qua, anh Minh cho rằng, từ lúc cách ly tới nay không có giao dịch nào, thậm chí còn rơi mất khách. "Nhiều thương vụ tưởng chừng tới bước giao dịch cuối cùng nhưng khách lại hủy không đặt cọc nữa. Đây cũng là tình hình chung do dịch bệnh, không chỉ riêng tôi vướng phải mà nhiều anh em đồng nghiệp cũng thế", anh Minh kể.
Éo le hơn, anh Trần Văn Kháng - môi giới tại Hà Nội cho biết, một số khách hàng và mảnh đất anh đang bán thuộc vùng xanh, nhưng anh lại đang trong vùng đỏ vẫn phải thực hiện theo Chỉ thị 16.
Dù khách có nhu cầu nhưng anh Kháng phải nhờ bạn bè đồng nghiệp thân thiết ở vùng xanh dẫn khách đi xem đất hộ.
CAO NGUYÊN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Xây dựng mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, bàn giao cho tỉnh Đắk Lắk quản lý tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

null