Vụ thầy giáo đấm đá học sinh: Phép thử cho triết lý nhân bản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là phải chấm dứt bạo lực học đường. Nhưng bạo lực ấy có thể chấm dứt được không với những người thầy chửi bới, cực kỳ tục tằn; Đấm đá học trò, thẳng vào mặt… rồi thanh minh “coi các em như con em”?
 
Sau khi clip thầy giáo thượng cẳng chân hạ cẳng tay học trò, nhà trường liền báo công an vì
Sau khi clip thầy giáo thượng cẳng chân hạ cẳng tay học trò, nhà trường liền báo công an vì "Một số đối tượng xấu lợi dụng video này để làm phức tạp tình hình...". Ảnh: cắt từ clip
Việc thầy giáo H ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên Lục Ngạn (Trung Tâm) tát vào mặt, đá vào ngực... liên tục chửi bới 4 học trò đang “gây bão” dư luận.
Dư luận bức xúc cũng phải: những chửi bới, những ngôn ngữ đầu đường xó chợ ấy không thể chấp nhận được với một người thầy đứng trên bục giảng.
Còn những cú đấm, cú đá... Nó là gì nếu không phải là bạo lực học đường. Bạo lực, đối với những người yếu thế, không dám chống lại. Bạo lực, chỉ vì lỗi là mặc quần bò, nhuộm tóc.
Nhưng câu chuyện lẽ ra sẽ sớm dừng lại nếu ngay sau đó, thầy giáo H và cả Trung tâm không “chữa cháy” theo kiểu thêm dầu vào lửa.
Thầy H, giải thích trên báo chí, rằng là vì thầy “muốn tốt cho học sinh”, vì “coi các em như con em trong nhà.”.
Còn giám đốc Trung tâm, cũng là một người thầy thì “đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra làm sáng tỏ sự việc” khi mà "một số đối tượng xấu lợi dụng video này để làm phức tạp tình hình”.
Ngoài việc báo công an, nhà trường yêu cầu cán bộ giáo viên không phát tán, chia sẻ thông tin, đồng thời cử người đến nhà học sinh để phía phụ huynh cam kết không kiện cáo.
Thưa với thầy H, những cú đấm cái đá không thể nhân danh giáo dục, lại càng không thể bảo là vì coi học sinh như con em được đâu.
Bởi nếu gọi đó là giáo dục thì thứ mà thầy đã “dạy” chính là dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, từ những lỗi nhỏ nhất.
Thưa luôn với thầy hiệu trưởng, ai gây ra “phức tạp tình hình”, ai là đối tượng xấu trong trường hợp này? Hay là những từ ngữ đao to búa lớn ấy được đưa ra để bao che cho những hành vi bạo lực? Để che đậy những điều xấu xí xảy ra dưới mái trường?
Phát biểu trên cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục, thầy Nguyễn Kim Sơm đã nói về “một phương diện tối quan trọng của triết lý giáo dục”: Hai chữ “Nhân bản”.
Trong thư gửi thầy cô cả nước, thầy Bộ trưởng cũng mong mỏi về vị thế, về sự tôn nghiêm của nghề... “trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta”.
Vụ việc thầy giáo thượng cẳng chân hạ cẳng tay chửi bới học trò hôm nay có lẽ là một phép thử, cho cả việc nâng cao vị thế, sự tôn nghiêm nghề giáo, cho cả triết lý “nhân bản” mà Bộ trưởng mong mỏi. Bởi dẫu chỉ là chuyện “con sâu”, nhưng nó đang ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, thanh danh và vị thế của các thầy cô.
Bởi trong cả cái clip xấu xí ấy, cả cách nhà trường ứng xử dư luận, xử lý vụ việc... phụ huynh, nhân dân, chưa hề thấy có việc coi con người là gốc rễ theo đúng nghĩa nguyên thuỷ của từ “nhân bản”.
ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.