'Vốn liếng' eo hẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thị trường công nghệ bán dẫn dự kiến đạt 1.000 tỉ USD vào năm 2030. Việt Nam còn nhiều dư địa để gia nhập thị trường nghìn tỉ đô này.

Nhận định về ngành công nghiệp chíp - bán dẫn, GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, dư địa trong giáo dục và địa chính trị để phát triển. Nhiều lãnh đạo các tập đoàn lớn về vi mạch bán dẫn, các chuyên gia nước ngoài cũng cho rằng đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam bứt phá. Với các trường đại học, nơi cung cấp nguồn nhân lực lại gặp không ít thách thức.

Thống kê hiện nay, Việt Nam có 75 ngành học đào tạo liên quan đến bán dẫn. Bán dẫn không phải là một ngành mà là một nền công nghiệp với hệ sinh thái rộng lớn. GS Trình chia sẻ, tính riêng màn hình điện thoại smartphone đã có rất nhiều công nghệ nằm trên đó như công nghệ phủ nano, công nghệ chịu lực…Vì vậy, hệ sinh thái của bán dẫn sẽ cần hằng hà sa số lĩnh vực liên quan từ đóng gói, kiểm thử, thiết kế, sản xuất. Ở mỗi công đoạn, đều cần sự chuyên nghiệp, chuyên sâu, cần được đào tạo bài bản. Khó có thể nói, công việc đóng gói không quan trọng, không cần đào tạo, không cần kĩ năng, năng lực như thiết kế.

Việt Nam có hàng trăm trường đại học đào tạo các ngành liên quan đến bán dẫn nhưng chủ yếu tập trung vào công đoạn thiết kế vì liên quan đến đào tạo công nghệ thông tin, điện tử viễn thông. Các công đoạn còn lại gần như chỉ một số ít trường có ngành đào tạo liên quan như công nghệ nano, kĩ thuật vật lí, kĩ thuật hóa học.

Chúng ta nhìn thấy cơ hội, nhìn thấy thị trường nhưng “vốn liếng” lại rất eo hẹp. Eo hẹp từ đội ngũ giảng viên có đủ trình độ để đảm đương giảng dạy; eo hẹp cơ sở vật chất, thiết bị máy móc. Nếu muốn tham gia sản xuất, kiểm thử, đóng gói, hiện với gần 300 trường đại học, liệu có đếm đủ đầu ngón tay số trường có phòng sạch cho sinh viên thực hành? Lợi thế nghiêng về công đoạn thiết kế nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa làm chủ được công nghệ lõi. Nhìn tổng thể, dư địa tham gia ngành công nghiệp bán dẫn với Việt Nam rất nhiều nhưng đầu tư ở phân khúc nào lại rất mông lung.

Việc các doanh nghiệp bắt tay với trường đại học để đào tạo nhân lực là giải pháp hợp lí và có lợi nhất lúc này. Bởi doanh nghiệp là đơn vị thực hiện công việc sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường nên chịu trách nhiệm ra đề, trường đại học thực hiện công việc đào tạo nên chịu trách nhiệm nghiên cứu, đảm bảo chất lượng nhân lực. Doanh nghiệp vừa đặt đầu bài, vừa tham gia vào quá trình đào tạo, vừa đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị, có như thế trường đại học mới có thể bắt kịp xu thế, đào tạo nhân lực thực làm.

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị thổi luồng gió mới vào nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ. Cùng với nhu cầu lớn từ thị trường bán dẫn toàn cầu, có thể coi là thiên thời, địa lợi, trường đại học chỉ cần đáp ứng nhu cầu “nhân hòa”, Việt Nam có thể bứt tốc vươn mình như lời Tổng Bí thư Tô Lâm nhắn nhủ. Nhưng đi như thế nào để trúng, đúng hướng là câu hỏi không phải trường đại học nào cũng có đáp án.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, nhu cầu của đời sống không cho phép trường đại học đi sai có thể quay về làm lại. Vì vậy, những thách thức trong đào tạo nhân lực bán dẫn hiện nay rất cần sự hỗ trợ của doanh nghiệp và của Chính phủ để cơ sở giáo dục đại học thực hiện được tốt nhất vai trò, chức năng của mình.

Theo Nghiêm Huê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Du lịch lập đỉnh

Du lịch lập đỉnh

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2 triệu lượt, tổng 3 tháng đạt hơn 6 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kỷ lục chưa từng có với du lịch nước nhà.