Việt Nam tham gia ban điều hành Hiệp hội Cà phê châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 27-11, Hiệp hội Cà phê châu Á (ACA) đã chính thức được thành lập tại thành phố Mang Thị, thuộc Châu tự trị dân tộc Thái và dân tộc Cảnh Pha Đức Hoành, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
 

Châu Á được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới của ngành công nghiệp cà phê toàn cầu.
Châu Á được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới của ngành công nghiệp cà phê toàn cầu.

Theo phóng viên tại Trung Quốc, tại hội nghị thành lập ACA, đại diện của 13 quốc gia gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ đã được bầu vào ủy ban điều hành hiệp hội.

Đại điện của Trung Quốc, ông Hùng Tương Nhân được bầu làm chủ tịch đầu tiên của ACA. Tôn chỉ của ACA là mở rộng các hoạt động ngành nghề liên quan đến cà phê tại châu Á cũng như toàn cầu, hoạch định chiến lược nâng cấp và phát triển ngành công nghiệp cà phê châu Á, đồng thời thúc đẩy nâng cao thu nhập và làm giàu cho những người nông dân trồng cà phê.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hùng Tương Nhân cho biết ACA sẽ nỗ lực thiết lập các tiêu chuẩn, hình thành hệ thống định giá và hỗ trợ các thương hiệu cà phê châu Á, mở rộng hợp tác giảm nghèo quốc tế trong ngành công nghiệp cà phê và mở rộng văn hóa cà phê châu Á.

Các quốc gia tham gia ACA có thể thông qua tổ chức này để chia sẻ thông tin trong ngành cà phê châu Á. Bên cạnh đó, thành viên của ACA không chỉ giới hạn ở các quốc gia và doanh nghiệp trong khu vực mà còn hoan nghênh sự tham gia của các nước ngoài khu vực.

ACA - do hơn 20 quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, đề xuất thành lập năm 2015 - được đăng ký tại thành phố Colombo của Sri Lanka vào tháng 7 vừa qua. Văn phòng đại diện duy nhất của tổ chức này hiện được đặt tại thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam.

Với dân số khổng lồ và nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng cao, châu Á được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới của ngành công nghiệp cà phê toàn cầu.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

(GLO)- 

Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2024 được UBND huyện Phú Thiện tổ chức trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Phiên chợ nông sản cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản vật đặc trưng của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh.