Việt Nam cần sớm có sàn giao dịch tín chỉ carbon

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đây là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm "Thị trường tín chỉ carbon: Góc nhìn từ kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý" do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 12.6.

Theo kế hoạch, việc thí điểm thị trường tín chỉ carbon bắt đầu từ năm 2025, việc hoàn thiện khung pháp lý được dự kiến vào năm 2027 và sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2028.

Việt Nam cần sớm hình thành thị trường giao dịch carbon
Việt Nam cần sớm hình thành thị trường giao dịch carbon

GS-TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế TP.HCM) cho biết Việt Nam có 1.912 cơ sở đang thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính, là những đối tượng tiềm năng cho thị trường tín chỉ carbon. Bên cạnh đó, có 276 dự án với gần 30 triệu tín chỉ carbon đã được chứng nhận từ các dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM). Tính đến nay, hơn 300 chương trình, dự án đã thực hiện các giao dịch mua, bán tín chỉ carbon tự nguyện. Với hơn 14 triệu ha rừng, tiềm năng tạo ra tín chỉ carbon của Việt Nam còn rất lớn.

Các dự án nông nghiệp như canh tác carbon thấp và quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất cũng có tiềm năng lớn trong việc giảm phát thải khí nhà kính và tạo ra tín chỉ carbon.

Chính vì vậy, GS Vinh đề nghị cần sớm thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon. Việc phát triển một thị trường tín chỉ carbon nội địa mạnh mẽ là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân. Từ đó sẽ tạo ra nền tảng để các bên có thể giao dịch một cách minh bạch và hiệu quả cũng như khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư vào thị trường này.

Ngoài ra, Chính phủ nên khuyến khích đầu tư vào công nghệ xanh và các dự án giảm phát thải thông qua các chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế. Việc này còn nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Các dự án năng lượng tái tạo, công nghệ tiết kiệm năng lượng và cải thiện quy trình sản xuất sạch là những lĩnh vực cần được ưu tiên đầu tư để đạt được mục tiêu phát triển bền vững…

Có thể bạn quan tâm

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.