Vì sao nguồn cung nhà ở nhà xã hội chưa tăng trưởng như kỳ vọng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, năm 2024, Chính phủ giao mục tiêu cả nước hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội, tuy nhiên, mục tiêu này rất khó để đạt được trong năm nay.

Một dự án nhà ở xã hội. (Nguồn: TTXVN)
Một dự án nhà ở xã hội. (Nguồn: TTXVN)

Đánh giá kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023, về quỹ đất cho việc phát triển nhà ở xã hội, Đoàn giám sát của Quốc hội khẳng định đa số địa phương đã quan tâm bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội khi lập, phê duyệt các quy hoạch và khi chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở thương mại phải bố trí quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa bố trí quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội. Việc phát triển nhà ở xã hội chủ yếu phụ thuộc vào quỹ đất 20% trong dự án nhà ở thương mại.

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, năm 2024, Chính phủ giao mục tiêu cả nước hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này rất khó để đạt được trong năm nay.

Các chuyên gia cho rằng quỹ đất cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung nhà ở nhà xã hội chưa tăng trưởng như kỳ vọng.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo từ các địa phương, giai đoạn từ năm 2021 đến hết quý 3/2024, trên địa bàn cả nước có 622 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 565.177 căn, trong đó có 79 dự án hoàn thành với quy mô 42.414 căn; 131 dự án đã khởi công xây dựng có quy mô 111.687 căn; 412 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với 411.076 căn.

Như vậy, với số lượng căn hộ đã được khởi công, hoàn thành, đến nay đã đạt khoảng 35,6% mục tiêu của Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" đặt ra đến năm 2025 (428.000 căn).

Một dự án nhà ở xã hội ở Hà Nội. (Nguồn: Vietnam+)
Một dự án nhà ở xã hội ở Hà Nội. (Nguồn: Vietnam+)

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 9.757ha đất làm nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng thông tin.

Để tăng nguồn cung nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố tập trung nhiệm vụ trọng tâm về việc lập, sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương; trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân; triển khai, thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2024 và trong cả giai đoạn của Đề án.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về nhà ở, xác định các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô phù hợp, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Cùng với việc nghiên cứu đề xuất giải pháp rút gọn thủ tục pháp lý đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư, các địa phương cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt, kịp thời trong điều kiện địa phương cho các đối tượng tham gia được vay nguồn vốn 120.000 tỷ đồng.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã được lựa chọn đầu tư khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý (thủ tục giao đất; lập hồ sơ thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, phòng cháy, chữa cháy, cấp phép xây dựng; lựa chọn nhà thầu tư vấn và thi công công trình) để khởi công xây dựng theo các đồ án quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư đã được phê duyệt.

Các căn hộ nhà ở xã hội khu dân cư Nam Long, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Các căn hộ nhà ở xã hội khu dân cư Nam Long, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết Chính phủ cũng chỉ đạo việc rà soát toàn bộ quỹ nhà tái định cư để chuyển sang nhà ở xã hội; đẩy mạnh cải cách, rút gọn, tinh giản quy trình thủ tục hành chính; mở rộng các đối tượng thụ hưởng, tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội, đồng thời sẽ sử dụng phối hợp nhiều biện pháp giữ giá nhà ở xã hội ở mức hợp lý để đảm bảo nâng cao hiệu quả phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng cam kết sẽ cùng với các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện Chỉ thị 34 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới, đồng thời, thực hiện các Nghị quyết giám sát của Quốc hội về chuyên đề này cũng như những chương trình, đề án, kế hoạch chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thời gian tới sẽ phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội để có thể mua, thuê, thuê mua nhà lưu trú, tăng tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê. Bộ Xây dựng sẽ ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn các quy định pháp luật vừa được thông qua liên quan đến phát triển nhà ở xã hội đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan đến phát triển nhà ở xã hội; thúc đẩy triển khai dự án nhà ở xã hội tại các địa phương.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.