Choáng giá thuê nhà ở xã hội cao ngang nhà thương mại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều ý kiến cho rằng khung giá cho thuê nhà xã hội đang được Hà Nội lấy ý kiến dự kiến cao nhất 198.000 đồng/m2/tháng, tương đương gần 14 triệu đồng/tháng với căn hộ 70m2 là chưa phù hợp.

Theo khảo sát, mức giá này cao ngang ngửa với mức giá cho thuê căn hộ thương mại phân khúc tầm trung trên thị trường hiện nay.

Giá thuê cao ngang nhà thương mại

Dự thảo Quyết định về việc ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không sử dụng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố, do UBND TP. Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến.

Theo đề xuất, tòa nhà ở xã hội có chiều cao dưới 10 tầng, giá thuê từ 48.000 đồng đến 96.000 đồng/m2/tháng; chiều cao từ 10 - 20 tầng có giá thuê từ 49.000 đồng đến 98.000 đồng/m2/ tháng; chiều cao từ 20 - 30 tầng có giá mức thuê từ 73.000 đồng đến 146.000 đồng/m2/tháng.

Trong khi đó, tòa nhà ở xã hội có chiều cao từ 30 tầng trở lên có mức giá thuê từ 99.000 đồng đến 198.000 đồng/m2/tháng.

Theo nghị định 100 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, tiêu chuẩn diện tích sử dụng mỗi căn nhà ở xã hội tối thiểu là 25m2 tối đa là 70m2.

Như vậy, một căn nhà ở xã hội tại Hà Nội, trong tòa nhà cao từ 30 tầng trở lên, có diện tích ở mức trung bình 55m2, đáp ứng nhu cầu ở của 3-4 người trong 1 hộ gia đình sẽ có giá thuê từ 5,4 - 10,9 triệu đồng/tháng. Mức giá này ngang ngửa các dự án nhà ở thương mại phân khúc tầm trung.

Theo khảo sát của PV, căn hộ 2 phòng ngủ tại dự án Phương Đông Green Park diện tích 55-83m2 có giá thuê từ 10-11 triệu đồng/tháng. Thậm chí căn hộ 3 ngủ diện tích 86-99m2 có giá thuê khoảng 14 triệu đồng/tháng... Nhiều dự án thương mại trên địa bàn có mức giá cho thuê tương tự.

Khung giá cho thuê nhà ở xã hội mà Hà Nội đang lấy ý kiến lập tức gây xôn xao dư luận, nhiều ý kiến cho rằng mức giá này quá cao và bất hợp lý.

Anh Phạm Nam - công nhân một công ty trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, gia đình anh có 4 thành viên, đang thuê phòng trọ rộng khoảng 30m2 với giá 4 triệu đồng/tháng. Hiện thu nhập 2 vợ chồng khoảng 15 triệu đồng/tháng, trừ chi phí sinh hoạt thì chẳng còn là bao. "Với khung giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến cao như thế thì gia đình khó có thể tiếp cận thuê được. Thời gian tới nhà trọ, nhà thương mại không biết chủ nhà sẽ hét giá thuê thế nào nữa", anh Nam lo lắng.

Hiến kế giảm giá thuê nhà, bình ổn thị trường

Trao đổi với PV, TS Trần Xuân Lượng - Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam cho rằng, với mức thu nhập bình quân của người lao động hiện nay thì khung giá Hà Nội dự kiến cho thuê là chưa phù hợp.

Nhiều ý kiến cho rằng, với mức thu nhập bình quân của người lao động hiện nay thì khung giá Hà Nội dự kiến cho thuê cao nhất gần 14 triệu đồng/tháng với căn hộ 70m2 là không phù hợp. Ảnh: IT.
Nhiều ý kiến cho rằng, với mức thu nhập bình quân của người lao động hiện nay thì khung giá Hà Nội dự kiến cho thuê cao nhất gần 14 triệu đồng/tháng với căn hộ 70m2 là không phù hợp. Ảnh: IT.

Theo ông Lượng, để có giá thuê nhà ở xã hội phù hợp, Nhà nước cần phân phối người thuê nhà ở xã hội theo mức thu nhập và theo gian lưu trú. Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ giá thuê nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp.

Đặc biệt, theo ông Lượng cần phân biệt rõ khái niệm nhà ở và chỗ ở. Chỗ ở là chỉ để cho thuê mang tính ngắn hạn do Nhà nước đầu tư. Nhà ở là nơi để ở cho hộ gia đình mang tính lâu dài hơn nên chi phí về quỹ đất hạ tầng cao hơn. Do đó, việc xây nhà ở hướng đến việc cho thuê sẽ không hiệu quả. Bởi tỷ lệ lấp đầy là rủi ro cho nhà phát triển?

“Như vậy chúng ta sẽ giải quyết được bài toán nhà ở đô thị. Nếu không công nhân, sinh viên, lao động tự do... cũng cần nhà ở thì cung bao nhiêu cũng không đủ cầu. Dẫn đến tình trạng cung nhỏ hơn cầu nhiều lần làm giá nhà tiếp tục tăng cao”, ông Lượng nhấn mạnh và cho hay, thay vào đó công nhân, sinh viên, lao động tự do... ngắn hạn sẽ vào thuê chỗ ở của Nhà nước đầu tư với giá ưu đãi, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từ đó làm giảm áp lực nguồn cung nhà, ổn định thị trường.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM khuyến nghị nên đầu tư các tòa nhà ở xã hội cho thuê có chiều cao không quá 24 tầng, tương đương công trình cấp 2 trở xuống thì chi phí xây dựng sẽ rẻ hơn. Nếu nhà ở xã hội xây dựng cao từ 25 tầng trở lên, tương đương công trình cấp 1 đến cấp đặc biệt thì chi phí đầu tư rất cao, sẽ đẩy giá thuê nhà lên cao.

Theo Đình Phong (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.