Vì sao một siêu dự án du lịch ở Lâm Đồng 'đứng bánh'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong 432 ha thuộc dự án khu du lịch núi Sapung ở TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) có 150 ha chồng lấn với quy hoạch khoáng sản Điatomit.

Ngày 29-8, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo về tiến độ triển khai các công trình trọng điểm của tỉnh, trong đó có dự án Khu du lịch núi SaPung tại xã Lộc Châu và xã Đại Lào, TP Bảo Lộc.

Khu vực núi SaPung, TP Bảo Lộc.

Khu vực núi SaPung, TP Bảo Lộc.

Theo đơn vị này, trong 432 ha của dự án có 150 ha chồng lấn quy hoạch khai thác quặng Điatomit theo Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18-7-2023 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch khoáng sản).

Do chồng lấn với quy hoạch khoáng sản nên việc triển khai dự án là không phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 13 Luật Quy hoạch quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch.

Trong khi đó, dự án khu du lịch núi SaPung không phải là dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng nên không thuộc trường hợp được phép triển khai đối với phần diện tích 150 ha của dự án vì có sự chồng lấn với quy khoáng sản.

Ngoài vướng mắc chồng lấn với quy hoạch khoáng sản thì đơn vị tài trợ lập quy hoạch là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh chưa hoàn thành việc chuyển nộp kinh phí tài trợ lập quy hoạch khu vực.

Vừa qua, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, đồng thời đôn đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh hoàn thành việc chuyển nộp kinh phí tài trợ lập quy hoạch.

Theo kế hoạch dự kiến triển khai dự án khu du lịch núi SaPung, trong tháng 9-2024 sẽ tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và lập các hồ sơ liên quan đến việc lựa chọn nhà đầu tư; tháng 12-2024 sẽ quyết định chủ trương đầu tư, nghị quyết chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Dự kiến tháng 6-2025 sẽ đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư; cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư triển khai dự án.

Núi Sa Pung hay còn gọi là núi Đại Bình, nằm giáp ranh TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Núi có phong cảnh đẹp, sáng sớm thường được mây phủ kín xung quanh nên thu hút nhiều người dân địa phương và du khách đến ngắm cảnh và "săn mây" vào sáng sớm.

Theo Trường Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.