Vì sao bác sĩ cảnh báo không nên ăn quá nhiều củ dền?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Củ dền là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng để không bị tác dụng phụ.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị Điều trị Ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, cho biết củ dền là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều folate. Ngoài folate, củ dền còn có sắt, kali, vitamin C, vitamin A, magiê, mangan, kali, bioflavonoid, beta-carotene và chất xơ.

Củ dền được xếp vào trong nhóm rau củ có hàm lượng nitrate tương đối cao so với các loại rau củ khác. Ngộ độc có liên quan đến các loại rau củ nói chung kể cả củ dền chính là ngộ độc chất nitrate (thường gặp ở trẻ em).

Củ dền được xếp vào trong nhóm rau củ có hàm lượng nitrate tương đối cao hơn so với các loại rau củ khác. Ảnh LÊ CẦM

Củ dền được xếp vào trong nhóm rau củ có hàm lượng nitrate tương đối cao hơn so với các loại rau củ khác. Ảnh LÊ CẦM

Theo bác sĩ Vũ, nhìn chung việc sử dụng củ dền làm thực phẩm là an toàn và không có tác dụng phụ lớn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều củ dền có thể gây ra một số phản ứng phụ.

Oxalate cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng khả năng bị sỏi thận. Củ dền có chứa hàm lượng oxalate cao - một chất góp phần hình thành sỏi thận. Ngoài ra, oxalate cũng có đặc tính như một chất kháng dinh dưỡng, gây cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng.

Khó tiêu hóa.Củ dền chứa FODMAPs dưới dạng fructans. Đây là những chất bột đường chuỗi ngắn đóng vai trò là thức ăn của các loại vi khuẩn đường ruột. FODMAPs có thể gây ra một số triệu chứng tiêu hóa khó chịu ở những người nhạy cảm, như những người bị hội chứng ruột kích thích.

Củ dền có chứa hàm lượng cao oxalate. Ảnh LÊ CẦM

Củ dền có chứa hàm lượng cao oxalate. Ảnh LÊ CẦM

Nước tiểu màu hồng. Tình trạng này phổ biến tới mức có một thuật ngữ y khoa gọi là beeturia (nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ). Beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào số lượng sắc tố trong củ dền ăn vào hoặc phụ thuộc vào dạng mà chúng được tiêu thụ cũng như lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể.

Phân đen. Sắc tố màu đỏ trong củ dền có thể làm cho phân trở nên đen hoặc có các vệt màu đỏ khi đi đại tiện.

"Củ dền là thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể , tuy nhiên, cần phải cân nhắc sử dụng cho hợp lý để tránh được các tác hại. Để ăn uống cân bằng và hợp lý thì có nguyên tắc đơn giản là không nên ăn một thứ quá nhiều, nên ăn uống đa dạng sẽ tạo được sự cân bằng, đủ dinh dưỡng...", bác sĩ Vũ khuyến cáo.

Theo LÊ CẦM (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.