VEC đề nghị sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng cao tốc Bến Lức-Long Thành

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trước tháng 6, dự án không hoàn tất giải phóng mặt bằng thì sẽ không kịp hoàn thành vào cuối năm 2020.


Cuối tuần qua, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC ) đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án Bến Lức - Long Thành.

Sau 4 năm triển khai, đến nay, khu vực tuyến chính cao tốc và đường dẫn quốc lộ 1 trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP HCM) còn 26 nhà dân chưa được giải tỏa; tỉnh Đồng Nai còn 116 hộ dân, tương đương 18 ha đất chưa bàn giao mặt bằng; phần lớn trường hợp chưa giải tỏa đã có khiếu kiện, tranh chấp từ những năm trước đây.


 

Một đoạn cao tốc đi qua huyện Bình Chánh (TP HCM) còn là công trường ngổn ngang, chưa được giải tỏa. Ảnh: Quỳnh Trần.
Một đoạn cao tốc đi qua huyện Bình Chánh (TP HCM) còn là công trường ngổn ngang, chưa được giải tỏa. Ảnh: Quỳnh Trần.



Theo báo cáo, nếu TP HCM bàn giao mặt bằng sớm thì dự án có thể thông xe trước 20 km đoạn cao tốc từ Bến Lức đến nút giao thông Nguyễn Văn Tạo (huyện Nhà Bè) vào tháng 9; còn hơn 37 km đoạn cao tốc đến huyện Long Thành (Đồng Nai) dự kiến hoàn thành cuối năm 2020. 

Theo lãnh đạo VEC, hiệp định vay vốn của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành với Ngân hàng phát triển Á châu (ADB) sẽ hết hạn vào 14/12/2020 nên chủ đầu tư chỉ có 17 tháng để hoàn thành dự án. Trường hợp mặt bằng không được bàn giao cho các nhà thầu thi công trước ngày 1/6, thì dự án không thể hoàn thành toàn tuyến vào cuối năm 2020 như chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải và cam kết với ADB.

VEC đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng có công điện gửi các địa phương yêu cầu đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng trước ngày 1/6, để dự án hoàn thành theo kế hoạch.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,7 km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD), được khởi công tháng 7/2014, đi qua các tỉnh Long An, TP HCM và Đồng Nai. Đây là dự án đường bộ cao tốc dài và lớn nhất miền Nam, dự kiến thông xe cuối năm 2018 song đã lùi tiến độ hoàn thành vào cuối 2020. Dự án hiện đạt khoảng 70% khối lượng.

Đoàn Loan (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.