Vẻ đẹp kỳ bí của miệng núi lửa triệu năm bên bờ biển Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở Quảng Ngãi có một miệng núi lửa cổ nằm sát bờ biển, rộng khoảng 30 mét vuông, còn khá nguyên vẹn, thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Mũi Ba Làng An (thuộc thôn Phú Quý, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) cách trung tâm TP.Quảng Ngãi hơn 30 km về hướng đông bắc. Nơi này là điểm đến ưa thích của du khách, bởi dấu tích của miệng núi lửa cổ độc đáo nằm sát bờ biển, còn khá nguyên vẹn

Mũi Ba Làng An (thuộc thôn Phú Quý, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) cách trung tâm TP.Quảng Ngãi hơn 30 km về hướng đông bắc. Nơi này là điểm đến ưa thích của du khách, bởi dấu tích của miệng núi lửa cổ độc đáo nằm sát bờ biển, còn khá nguyên vẹn

Biến động địa chất cùng quá trình phun trào của núi lửa hàng triệu năm trước đã hình thành nên mũi Ba Làng An. Các nhà khoa học phát hiện một miệng núi lửa cổ còn khá nguyên vẹn rộng khoảng 30 mét vuông, nằm sát bờ biển

Biến động địa chất cùng quá trình phun trào của núi lửa hàng triệu năm trước đã hình thành nên mũi Ba Làng An. Các nhà khoa học phát hiện một miệng núi lửa cổ còn khá nguyên vẹn rộng khoảng 30 mét vuông, nằm sát bờ biển

Bên trong miệng núi lửa có rong rêu, cá, ốc... sinh sống như một quần thể. Các nhà khoa học nhận định miệng núi lửa này có niên đại sớm nhất khoảng 11 triệu năm

Bên trong miệng núi lửa có rong rêu, cá, ốc... sinh sống như một quần thể. Các nhà khoa học nhận định miệng núi lửa này có niên đại sớm nhất khoảng 11 triệu năm

Xung quanh miệng núi lửa là bãi đá bazan, cột đá ba lát, đá nham thạch vô cùng độc đáo

Xung quanh miệng núi lửa là bãi đá bazan, cột đá ba lát, đá nham thạch vô cùng độc đáo

Từ trên cao nhìn xuống, nơi đây có một vẻ đẹp quyến rũ, pha chút huyền ảo và kỳ bí. Làn nước biển xanh trong màu ngọc bích đang nô đùa cùng những tảng đá đen nhánh, vẽ nên một cảnh sắc vô cùng ấn tượng. Mũi Ba Làng An là địa điểm nổi tiếng hấp dẫn rất nhiều du khách đến tham quan, tắm biển và chụp hình

Từ trên cao nhìn xuống, nơi đây có một vẻ đẹp quyến rũ, pha chút huyền ảo và kỳ bí. Làn nước biển xanh trong màu ngọc bích đang nô đùa cùng những tảng đá đen nhánh, vẽ nên một cảnh sắc vô cùng ấn tượng. Mũi Ba Làng An là địa điểm nổi tiếng hấp dẫn rất nhiều du khách đến tham quan, tắm biển và chụp hình

Chị Nguyễn Thị Sang (ở TP.Quảng Ngãi) cho biết, mũi Ba Làng An là địa điểm còn rất hoang sơ với trầm tích núi lửa độc đáo, đặc biệt là miệng núi lửa cổ. Đến đây, không khí trong lành, mát mẻ, lý tưởng để nghỉ ngơi cùng gia đình

Chị Nguyễn Thị Sang (ở TP.Quảng Ngãi) cho biết, mũi Ba Làng An là địa điểm còn rất hoang sơ với trầm tích núi lửa độc đáo, đặc biệt là miệng núi lửa cổ. Đến đây, không khí trong lành, mát mẻ, lý tưởng để nghỉ ngơi cùng gia đình

Ngoài miệng núi lửa cổ, ở mũi Ba Làng An còn có ngọn hải đăng cũng là điểm đến hấp dẫn du khách. Ngọn hải đăng này được xây dựng từ năm 1982, đã qua nhiều lần tu sửa, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Ngãi định hướng

Ngoài miệng núi lửa cổ, ở mũi Ba Làng An còn có ngọn hải đăng cũng là điểm đến hấp dẫn du khách. Ngọn hải đăng này được xây dựng từ năm 1982, đã qua nhiều lần tu sửa, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Ngãi định hướng

Ba Làng An là mũi đất được tạo ra từ những trầm tích của nham thạch đổ tràn thoải dần theo hướng biển. Đứng tại Ba Làng An có thể thấy rõ huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) với 3 ngọn núi lửa sừng sững giữa biển khơi. Mũi Ba Làng An cũng được xác định là vị trí đất liền gần quần đảo Hoàng Sa nhất với khoảng cách 135 hải lý.

Ba Làng An là mũi đất được tạo ra từ những trầm tích của nham thạch đổ tràn thoải dần theo hướng biển. Đứng tại Ba Làng An có thể thấy rõ huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) với 3 ngọn núi lửa sừng sững giữa biển khơi. Mũi Ba Làng An cũng được xác định là vị trí đất liền gần quần đảo Hoàng Sa nhất với khoảng cách 135 hải lý.

Có thể bạn quan tâm

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null