Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để thực hiện những bức ảnh này, chúng tôi có cảm giác như đặt cược cả cuộc sống khi đứng ngay ven bờ vực cheo leo, chỉ cần trượt chân thì mạng sống khó giữ. Một người dân bản bảo: "Mỗi năm có ít nhất 3, 4 người chết vì leo thác bị trượt, nhưng chưa thấy trường hợp nào là... thợ chụp ảnh". Có điều, những gì chúng tôi đánh đổi quả thật không uổng phí chút nào trước vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc.

Thác Bản Giốc là một thác nước cao hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam. Nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Thác có độ cao trên 30 mét với những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Vẻ đẹp của thác vào những mùa khác nhau sẽ rất khác nhau.

Mùa mưa, thác có màu hồng của phù sa, với lượng nước rất lớn đổ xuống, thác trông giống con rồng cuồn cuộn, bọt nước bắn xa cả trăm mét. Mùa lúa chín, nước trong veo mềm mại như tóc tiên. Vào thu, hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng rừng xanh vàng tương phản. Thu đến, màu nước Bản Giốc xanh như ngọc.

 

Dải lụa xanh ngọc là đặc trưng của Bản Giốc mùa Thu
Dải lụa xanh ngọc là đặc trưng của Bản Giốc mùa Thu
Từ xa, du khác có thể thấy Bản Giốc ẩn mình sau thảm vàng của lúa chín
Từ xa, du khác có thể thấy Bản Giốc ẩn mình sau thảm vàng của lúa chín
Bản Giốc được ví giống như Vịnh Hạ Long trên cạn, chỉ khác màu lúa vàng thay cho biển xanh
Bản Giốc được ví giống như Vịnh Hạ Long trên cạn, chỉ khác màu lúa vàng thay cho biển xanh
 Lũy tre làng Việt soi bóng dưới dòng sông Quây Sơn xanh như ngọc
Lũy tre làng Việt soi bóng dưới dòng sông Quây Sơn xanh như ngọc
Thác Bản Giốc được chia làm 2 nhánh, đây là nhánh lớn với độ cao của mỗi bậc tháp thấp
Thác Bản Giốc được chia làm 2 nhánh, đây là nhánh lớn với độ cao của mỗi bậc tháp thấp
Nhánh 2 nhỏ hơn nhưng độ cao lại lớn hơn nên thác trông giống mái tóc của nàng tiên nữ
Nhánh 2 nhỏ hơn nhưng độ cao lại lớn hơn nên thác trông giống mái tóc của nàng tiên nữ
Dù ở góc nào thì thác Bản Giốc trông cũng rất kỳ vĩ
Dù ở góc nào thì thác Bản Giốc trông cũng rất kỳ vĩ
Những hình ảnh cọn nước thân quen trên đỉnh thác của người dân Cao Bằng
Những hình ảnh con nước thân quen trên đỉnh thác của người dân Cao Bằng
Không chỉ lấy nước cấy lúa, người dân xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh còn đánh bắt cá trên dòng sông Quây Sơn
Không chỉ lấy nước cấy lúa, người dân xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh còn đánh bắt cá trên dòng sông Quây Sơn
Nắng chiều Bản Giốc đang vẫy gọi du khách đến với vùng biên cương Tổ quốc
Nắng chiều Bản Giốc đang vẫy gọi du khách đến với vùng biên cương Tổ quốc
Một góc ảnh quen thuộc của các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên khi đến với Bản Giốc
Một góc ảnh quen thuộc của các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên khi đến với Bản Giốc

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".