Về Đak Trôi khám phá thác Ya Gloong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ẩn sâu trong núi rừng và có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, thác Ya Gloong (thuộc địa phận làng Đăk Bớt, xã Đak Trôi, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) là điểm đến lý tưởng của du khách gần xa khi đến khám phá, chiêm ngưỡng.

Thác Ya Gloong cách trung tâm xã Đak Trôi hơn 1 km theo hướng Đông Bắc. Thác này có độ cao khoảng 40 m và có thượng nguồn từ xã Kon Thụp, huyện Mang Yang. Sau đó, chảy qua địa bàn xã Đak Trôi rồi cuối cùng đổ về lòng hồ Ayun Hạ.

Để đến thác nước này, từ xã Đak Trôi du khách phải đi qua rẫy mì của người dân rồi xuyên qua đường mòn dốc núi hiểm trở, rậm rạp, gập ghềnh sỏi đá khoảng 100 m nữa là tới chân thác. Tới nơi, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ của dòng thác từ trên cao đổ xuống tung bọt trắng xóa như một dải lụa trắng mềm mại phất phơ bay trong gió, tạo cảm giác mát lành. Xung quanh thác Ya Gloong được bao bọc bởi thảm thực vật xanh tươi, phía trên là vách núi đá với những bãi rêu xanh rì bám tạo nên hình thù độc đáo làm nền cho dòng thác Ya Gloong đang ào ạt chảy xuống.

Anh Hữu (làng Đăk Bớt) chia sẻ: Thời điểm lý tưởng để ghé thăm thác Ya Gloong là vào mùa mưa. Lúc này, dòng thác đón nhận nguồn nước dồi dào từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về. Ngoài có phong cảnh đẹp, tại khu vực thác Ya Gloong còn có rất nhiều loài cá. Người dân địa phương thường đến đây để đánh bắt cải thiện bữa ăn hàng ngày".

Còn ông Đinh Vưn-Bí thư Đảng ủy xã Đak Trôi cho biết: Thác Ya Gloong nằm trong khu vực suối Đăk Trôi và còn mang nét hoang sơ. Vào những ngày lễ, nghỉ cuối tuần người dân thường đến tham quan, chụp hình. Thời gian tới, xã sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để tạo thuận lợi cho người dân đến trải nghiệm, khám phá thác nước này, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và quảng bá hình ảnh của địa phương.

Sau đây là một số hình ảnh P.V ghi lại được:

z6063699726694-9a7fd5640fb72c53b2ce663158143d84.jpg
Thác Ya Gloong có độ cao khoảng 40 m.
z6063300114694-d736b36560e2303fe92c73093bb23d23.jpg
Từ trên cao dòng nước đổ xuống tảng đá tung bọt trắng xóa.
z6063304832384-90fb8a43e4541d83f6d607c64700f508.jpg
z6063298210157-0d7f5fb42dac91509045f6c02d2dc340.jpg
Tại khu vực thác Ya Gloong những bãi rêu xanh non mướt, mềm mại bám chặt vào các tảng đá tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
z6063305730879-0f3c1d25f8e427a92444c3f13bbb8605.jpg
z6063306900382-658b87662f36b2a1bd939b14f22fe3af.jpg
Các thảm thực vật, cây cổ thụ cũng bám chằng chịt vào các tảng đá.
z6063301420400-2398cfbbb1a1d78ae5339d4d4c9f4fb0.jpg
z6063302290345-5d5b0dfc698d91fc6e4411df41bc0aec.jpg
Trong hành trình đi bộ xuống thác Ya Gloong, du khách sẽ chiêm ngưỡng thêm những bông hoa, loài nấm rừng đang đua nhau mọc lên.


z6063295929341-4656eef9e0ab96db586c5157ef6994ae.jpg
z6063296922680-176700867f7491f9aab6114d90346504.jpg
Phía dưới chân thác là dòng suối mát lành chảy về vùng hạ lưu lòng hồ Ayun Hạ.

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Quảng bá du lịch cộng đồng làng Mơ Hra. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Quảng bá du lịch cộng đồng làng Mơ Hra Đáp

(GLO)-Trong 2 ngày (21 và 22-12), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với xã Kông Lơng Khơng tổ chức chương trình quảng bá giới thiệu mô hình phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng làng Mơ Hra Đáp.

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.