Vẫn còn nhiều khó khăn bất cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh đã được các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ đã hạn chế tình trạng phân bón giả, kém chất lượng xuất hiện gây thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, quá trình thanh-kiểm tra của các cơ quan chuyên môn vẫn còn gặp không ít khó khăn bất cập.

Những ngày cuối năm 2014, một số hộ nông dân tại làng Bông Bim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) phản ánh về việc mua phân bón ruộng lúa nước tại một cơ sở buôn bán nhiều mặt hàng trong đó có phân bón trên địa bàn xã. Sau khi bón, lúa không xanh tốt, bà con nghi ngờ phân bón kém chất lượng nên báo về xã. Ngay sau khi nhận thông tin, UBND xã đã cử cán bộ nông nghiệp xuống kiểm tra và báo với các cơ quan chuyên môn của huyện. Từ đó đến nay, mỗi khi có cuộc họp, cán bộ xã đều khuyến cáo người dân không nên mua phân bón trôi nổi, không có nhãn mác.
 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Đinh Ngọc Thắng-Phó Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Mang Yang, cho hay: Thực hiện kế hoạch kiểm tra số 01/KH-ĐKT, Đoàn kiểm tra liên ngành do UBND huyện thành lập về kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại… đã phát hiện cơ sở này đang bày bán 4 bao phân có nhãn mác, thời hạn sử dụng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên chủ cơ sở không có giấy phép kinh doanh mặt hàng phân bón. Theo lời của chủ cơ sở, do điều kiện ở vùng nông thôn hẻo lánh và buôn bán nhỏ lẻ nên không biết các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh… Đoàn kiểm tra nhắc nhở cơ sở phải làm giấy phép kinh doanh về mặt hàng phân bón, đồng thời phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện khuyến cáo người dân sử dụng phân bón có nhãn mác, chất lượng tránh mua phải phân bón kém chất lượng ảnh hưởng đến cây trồng.

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra về hồ sơ kinh doanh, điều kiện kinh doanh, nhãn mác hàng hóa, công bố quy hợp… đặc biệt là lấy mẫu phân bón kiểm định chất lượng. Qua kiểm tra 15 cơ sở đã phát hiện 10/15 cơ sở sai phạm với các nội dung vi phạm chủ yếu là hồ sơ kinh doanh, nhãn mác hàng hóa hết hạn sử dụng và không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh… Đoàn đã phạt tiền 5 cơ sở với số tiền 40 triệu đồng, cảnh cáo 2 cơ sở, nhắc nhở 3 cơ sở.

Ông Vũ Mạnh Hùng-Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT cho hay: Công tác thanh-kiểm tra các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được quan tâm và thực hiện khá nghiêm túc theo các chỉ đạo của UBND tỉnh. Qua các đợt kiểm tra, đoàn nhận thấy công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và các quy định mới về quản lý chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nói riêng và vật tư nông nghiệp ở các địa phương còn hạn chế. Một đại lý thường kinh doanh cả phân bón vô cơ và hữu cơ, trong khi đó theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về quản lý phân bón thì ngành Công thương quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ còn ngành nông nghiệp và PTNT chỉ quản lý phân bón hữu cơ. Vì vậy, muốn quản lý tốt thì cần có sự phối hợp giữa 2 đơn vị. Nếu có thể nên trích lại một phần kinh phí cho công tác thanh-kiểm tra vật tư nông nghiệp được thực hiện thường xuyên. Đề nghị Chính phủ cần ban hành nghị định về thanh tra Nông nghiệp và PTNT để có hành lang pháp lý quản lý chặt chẽ hơn.

Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là những mặt hàng thiết yếu trong mỗi vụ sản xuất, việc quản lý chặt chẽ từ đầu vào sẽ hạn chế tình trạng phân bón giả, kém chất lượng ảnh hưởng đến cây trồng là việc làm cần thiết hiện nay.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm