Ủy quyền phê duyệt giá đất cho UBND cấp huyện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 375/QĐ-UBND về việc ủy quyền quyết định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Khu vực đất nông nghiệp dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya, (xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh). Ảnh: Hồng Thương

Khu vực đất nông nghiệp dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya, (xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh). Ảnh: Hồng Thương

Theo đó, kể từ ngày 4-7-2023 đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thay thế Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh Gia Lai ủy quyền cho UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá đất đối với diện tích vượt hạn mức khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện giúp UBND huyện trong việc tổ chức xác định giá đất.

Bên cạnh đó, UBND cấp huyện cũng được uỷ quyền quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất, thành viên Hội đồng bao gồm: Chủ tịch UBND cấp huyện làm chủ tịch Hội đồng và lãnh đạo cơ quan tài chính cấp huyện làm thường trực Hội đồng; lãnh đạo cơ quan tài nguyên và môi trường, các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và lãnh đạo UBND cấp xã nơi có đất; tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do UBND cấp huyện quyết định.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện việc quyết định giá đất cụ thể; giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, giám sát, việc thực hiện nội dung ủy quyền. Sở Tài chính giúp UBND tỉnh hướng dẫn UBND cấp huyện lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức việc xác định giá đất cụ thể; đảm bảo điều kiện về tài chính thực hiện việc xác định, quyết định giá đất cụ thể; giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, giám sát, việc thực hiện nội dung ủy quyền và hướng dẫn Hội đồng cấp huyện được thành lập ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng.

Có thể bạn quan tâm

Nơm nớp qua cầu treo Biển Hồ

Nơm nớp qua cầu treo Biển Hồ

(GLO)- Nhiều người dân hàng ngày đi qua cầu treo nối thôn 4 (xã Biển Hồ) và tổ 9 phường Yên Thế (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cảm thấy bất an vì nhiều ốc vít lỏng lẻo, thậm chí có vài điểm nối thành cầu mất luôn cả ốc vít khiến cầu rung lắc rất mạnh mỗi khi có phương tiện đi qua.

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Cấp phép môi trường thực hiện dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai

Cấp phép môi trường thực hiện dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 531/GPMT-UBND về việc cấp phép môi trường cho Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai (tại 238 Lê Duẩn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.