Ưu tiên đầu tư chỉnh trang các công trình hạ tầng đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 11-8-2011, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU về đầu tư chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị đến năm 2020. Mục tiêu nhằm phát triển đô thị Pleiku hợp lý, hài hòa, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc vùng Tây Nguyên, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị và phúc lợi xã hội theo hướng hiện đại đưa TP. Pleiku trở thành đô thị loại I trước năm 2020.

 

Ông Võ Phúc Ánh-Trưởng phòng Quản lý Đô thị TP. Pleiku cho biết: Mục tiêu này đã đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề nên cần có những giải pháp cụ thể. Phải xác định rõ nhiệm vụ của các ngành chức năng và các cấp chính quyền trong công tác quản lý đô thị theo hướng phân cấp cho chính quyền xã, phường trên các lĩnh vực: quản lý đầu tư, quy hoạch, xây dựng, quản lý đất đai, trật tự xây dựng... Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm. Đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có. Tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và triển khai thực hiện đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật quan trọng, trọng điểm của thành phố theo đúng kế hoạch. Phân kỳ đầu tư các dự án, công trình có tính chiến lược nhằm phát triển kinh tế-xã hội. Chủ động lập các dự án lớn, trọng điểm đề nghị tỉnh đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đối với các dự án chỉnh trang đô thị, thành phố vận động nhân dân nhường đất, huy động sự đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo mở rộng đường nội bộ trong khu dân cư, đường hẻm, vỉa hè, điện chiếu sáng...
 

Trong buổi làm việc với UBND TP. Pleiku mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng yêu cầu thành phố phải tập trung chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại nhưng cũng phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, đồng thời giữ lại nét đặc trưng riêng biệt của thành phố cao nguyên.

Trong nhiều năm qua, TP. Pleiku đã tranh thủ nguồn vốn của Nhà nước đầu tư có hiệu quả nhiều chương trình dự án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, đảm bảo mỹ quan đô thị như: chương trình làm đường hẻm giao thông nông thôn, lát gạch block vỉa hè, lắp điện chiếu sáng đường hẻm. Hiện nay, chương trình làm đường hẻm giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã triển khai được gần 400 km trên địa bàn thành phố. Từ đầu năm đến nay, thành phố đã triển khai đầu tư xây dựng được 7 tuyến đường tại địa bàn 8 phường. Việc đóng góp của người dân theo các mức khác nhau. Đường hẻm rộng dưới 3 mét (áp dụng cho trường hợp vướng nhà kiên cố không thể giải tỏa được), Nhà nước hỗ trợ 120 tấn xi măng và 50 triệu đồng/km, phần còn lại do nhân dân đóng góp. Đường giao thông nông thôn ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước hỗ trợ 11,235 tấn nhựa/km và 250 triệu đồng/km, phần còn lại là nhân dân tự đóng góp. Đường giao thông nông thôn kết cấu đá dăm láng nhựa trong các ngõ hẻm, thôn xóm, Nhà nước hỗ trợ 11,235 tấn nhựa/km và 100 triệu đồng/km, còn lại do nhân dân đóng góp. Đường giao thông nông thôn kết cấu bê tông xi măng trong các ngõ hẻm, thôn xóm, Nhà nước hỗ trợ 115 tấn xi măng và 100 triệu đồng/km, còn lại do nhân dân đóng góp.
 

Ảnh: Lê Lan
Ảnh: Lê Lan

Đối với điện đường hẻm thì Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí điện năng tiêu thụ và 0,5 triệu đồng/bóng, phần còn lại do nhân dân đóng góp. Điện chiếu sáng đường hẻm đã lắp đặt được 304 tuyến đường với 1.273 bóng/68 km chiếu sáng. Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng được lắp đặt phủ sáng 53 km đường chính với 1.000 bóng đèn cao áp; hơn 70 km đường hẻm được chiếu sáng với 1.400 bóng đèn các loại. Thành phố cũng đã đầu tư 34 bãi đậu xe công cộng với tổng diện tích 26.500 m2 nằm trên các vỉa hè và lòng đường nội thành với công suất hơn 1.800 chỗ đậu, đỗ xe ô tô. Nhằm hạn chế tốc độ và đảm bảo an toàn giao thông, thành phố đã đầu tư lắp đặt 25 chốt đèn tín hiệu giao thông, 40 chốt đèn cảnh báo giao thông; lắp đặt đèn hoa trang trí tại các đảo giao thông, góp phần làm cho thành phố thêm khang trang và sạch đẹp.

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của cây xanh và mảng xanh đô thị, TP. Pleiku đang tập trung chỉnh trang, duy trì và phát triển trồng mới các loại cây xanh nhằm phủ xanh thêm nhiều tuyến đường trên địa bàn. Trong tổng số 207 tuyến đường thì có 90 tuyến đường chính nội thị (144 km) trồng được hơn 15.000 cây xanh với 36 chủng loại, chủ yếu là thông 3 lá và một số loại cây bản địa. Dự kiến đến năm 2020 sẽ phủ xanh toàn bộ 207 tuyến đường trong thành phố, từng bước đồng bộ hóa hệ thống cây xanh trên địa bàn, góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị. Tại 16 điểm công viên, hoa viên, tiêu đảo giao thông, dải phân cách cũng đã được thực hiện tốt việc chăm sóc thảm cỏ, bồn hoa, cây lá màu, cây cảnh tạo hình, tạo không gian tươi mát.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.