Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Thông tư số 28/2024/TT-BCA ngày 29-6-2024 của Bộ Công an, từ ngày 1-7, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn tỉnh Gia Lai đã tập trung phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Mới đây, Đội Cảnh sát Giao thông đường bộ số 1 (Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh) đã tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về tốc độ đối với các phương tiện tại tuyến đường Trường Chinh (thuộc địa bàn phường Chi Lăng, TP. Pleiku) theo kế hoạch đã được phê duyệt. Sau 3 giờ triển khai, Đội đã lập biên bản vi phạm hành chính 16 trường hợp, tạm giữ 16 giấy tờ liên quan, trong đó có 2 giấy phép lái xe trên môi trường điện tử.

Người dân xuất trình giấy tờ thông qua ứng dụng VNeID để lực lượng Cảnh sát Giao thông kiểm tra. Ảnh: H.T

Người dân xuất trình giấy tờ thông qua ứng dụng VNeID để lực lượng Cảnh sát Giao thông kiểm tra. Ảnh: H.T

Trung tá Nguyễn Phương Nam-Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông đường bộ số 1-cho biết: “Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính đã đồng bộ với ứng dụng định danh quốc gia để hiển thị trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (VNeID) của công dân gồm các trường thông tin về trạng thái giấy phép lái xe, đăng ký xe...

Vì vậy, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình tuần tra, kiểm soát giúp giảm thời gian cho người dân và đảm bảo thông tin chính xác, nhanh chóng. Nếu người vi phạm bị giữ giấy phép lái xe trên môi trường mạng thì bản cứng giấy tờ này cũng không có tác dụng trong thời gian tạm giữ. Thông tin này chỉ được gỡ trên ứng dụng VNeID khi người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt”.

Cùng với việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, lực lượng Cảnh sát Giao thông cũng tích cực tuyên truyền, phổ biến những quy định mới, tiện ích của việc đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Đa số người tham gia giao thông đều nắm được những nội dung mới của Thông tư số 28/2024/TT-BCA nên không bỡ ngỡ khi được hỏi về các giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Trong đó, một số người đã xuất trình giấy tờ thông qua ứng dụng VNeID để lực lượng Cảnh sát Giao thông kiểm tra.

Anh Phan Văn Thuận (phường Yên Thế, TP. Pleiku) vui vẻ nói: “Tôi thấy cách làm này của Cảnh sát Giao thông rất tiện ích, nhất là khi thông tin của người dân đã được đồng bộ, số hóa trên hệ thống thông tin dân cư, tránh phải mang theo nhiều loại giấy tờ khi đi ra ngoài. Nếu lỡ mất giấy phép lái xe hay đăng ký xe thì tôi cũng không quá lo lắng trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Việc làm lại các loại giấy tờ này cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn”.

Lực lượng Cảnh sát giao thông-Trật tự kiểm tra giấy tờ xe qua ứng dụng VNeID. Ảnh: Hữu Trường

Lực lượng Cảnh sát giao thông-Trật tự kiểm tra giấy tờ xe qua ứng dụng VNeID. Ảnh: Hữu Trường

Sau 10 ngày triển khai Thông tư số 28/2024/TT-BCA của Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn tỉnh đã tổ chức kiểm tra hơn 2.000 lượt phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính trên môi trường điện tử 6 trường hợp. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì quá trình thực hiện thông tư này cũng gặp một số khó khăn.

Thiếu tá Phùng Huy Hoàng-Cán bộ Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự (Công an TP. Pleiku) chia sẻ: “Quá trình tuần tra, kiểm soát, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số ít người dân chưa cài đặt định danh điện tử mức độ 2. Một số trường hợp không sử dụng điện thoại thông minh hoặc có nhưng lại không đăng ký mạng 4G, 5G nên việc kiểm tra không thực hiện được. Đối với những trường hợp trên, chúng tôi kiểm tra các giấy tờ bằng bản cứng và tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành tốt hơn trong thời gian tới”.

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.