Từ người chăn bò thuê trở thành tỷ phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 20 năm vất vả gầy dựng, vợ chồng anh chị Nguyễn Hồng Sơn-Trần Thị Phượng (thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở thành tỷ phú.
Lập nghiệp từ chăn bò thuê
Chị Phượng quê ở xã Ân Phong (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định). Gia đình có 4 anh chị em, ruộng vườn lại ít nên cuộc sống rất khó khăn. Là con cả nên chị Phượng phải hy sinh chuyện học của mình để đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp ba mẹ.
Năm 1999, chị Phượng tới xã Ia Pal và xã Hbông (huyện Chư Sê) để chăn bò thuê. “Ở đây, tôi gặp anh Sơn và nên duyên vợ chồng. Cả hai đều là phận làm thuê như nhau nên dễ đồng cảm. Cuộc sống làm thuê làm mướn tuy khó khăn nhưng vợ chồng tôi luôn động viên nhau cố gắng làm lụng, tằn tiện chi tiêu để gây dựng cuộc sống. Tiền công hàng năm đều gom góp để mua bò. Nhờ thế, chỉ sau dăm năm, vợ chồng tôi cũng có được vài cặp bò giống trong tay làm vốn”-chị Phượng kể lại.
Anh Nguyễn Hồng Sơn cho bò ăn. Ảnh: Hải Lê
Anh Nguyễn Hồng Sơn cho bò ăn. Ảnh: Hải Lê
Có vốn liếng trong tay, anh chị không chăn bò thuê nữa mà dồn sức lo cho trại bò của gia đình. Ban đầu, 2 người dự tính nuôi cả bò thịt và bò giống. Sau đó, anh chị đã chuyển dần qua nuôi bò giống, nhất là bò lai. Thời điểm này, người dân Chư Sê lao vào trồng hồ tiêu, cao su… nhưng anh chị vẫn kiên trì với con đường mình đã chọn.
“Do rẫy nhà mình toàn đất xám bạc màu, nằm trên đỉnh núi, mùa khô không cây gì sống nổi, mùa mưa nước lõm bõm khắp bề mặt nên ngoài trồng cỏ để nuôi bò hoặc trồng cây ngắn ngày thì chẳng còn cách nào khác”-anh Sơn chia sẻ. Nhờ chịu thương chịu khó, từ vài cặp bò giống ban đầu, qua nhiều năm nhân lên thành vài chục, rồi vài trăm con. “Thời cao điểm năm 2015-2016, đàn bò của gia đình có lúc lên 400-500 con”-anh Sơn phấn khởi nói.
Đến chủ trại bò bạc tỷ
Nhận thấy đồng cỏ bị thu hẹp khiến việc chăn nuôi bò trở nên khó khăn, vợ chồng anh Sơn đã mua lại của người dân 5 ha đất đồi ngay phía sau nhà để trồng cỏ nuôi bò, làm bãi chăn thả. Mới đây, anh chị lại mua thêm hơn 2,5 ha rẫy ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh) để lập thêm trại bò.
Để có đủ nguồn thức ăn cho đàn bò hàng trăm con, vợ chồng anh mua xe tải và kết nối với một số nhà máy sản xuất nước ép trái cây để thu mua vỏ quả chanh dây, thanh long; đồng thời, trồng thêm cỏ VA06. “Đặc tính của bò rất “lười” ăn cỏ bị ướt. Do đó, nhà tôi chỉ lùa bò ra vườn cỏ chăn thả vào buổi chiều, để chúng ăn được nhiều cỏ và giảm nhân công lao động không cần thiết”-anh Sơn cho biết.
Việc chăn nuôi tập trung và cấp nguồn thức ăn tại chuồng còn giúp trang trại thu được tối đa lượng phân bò phục vụ bón cho đồng cỏ và bán cho các nhà vườn trồng cây ăn quả. Ngoài ra, anh chị còn sắm thêm máy tuốt lúa để tới vụ thu hoạch giúp người dân, không tính tiền công, chỉ nhận lại rơm để tích trữ làm thức ăn cho bò.
Chị Phượng kiểm đếm đàn bò trước khi lùa ra bãi chăn thả. Ảnh: Hải Lê
Chị Phượng kiểm đếm đàn bò trước khi lùa ra bãi chăn thả. Ảnh: Hải Lê

Ông Lê Hữu Thiện-Chủ tịch UBND xã Ia Pal: Gia đình anh Nguyễn Hồng Sơn là tấm gương về tinh thần vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp. Hy vọng trong thời gian đến, anh chị sẽ góp sức nhiều hơn cùng địa phương chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, phát triển kinh tế, giúp những hoàn cảnh khó khăn ở địa phương vươn lên thoát nghèo.

Hiện nay, trại bò của gia đình anh Sơn có khoảng 200 con, tất cả đều là bò lai Sind, Redman, bô Raman trắng... So với bò giống bản địa, giống bò lai thường cho trọng lượng đạt gấp đôi (bò đực trưởng thành đạt trọng lượng 450-500 kg/con, bò cái 300-350 kg). Nhờ thế, giá trị của mỗi con bò cao hơn rất nhiều.

“Giá bò đực vừa được tách sữa hay bò cái giống dao động trong khoảng 20-30 triệu đồng/con. Giá của cặp bò mẹ và bê khoảng 40-50 triệu đồng, bê tầm 6-7 tháng khoảng 15-20 triệu đồng/con. Theo ước tính, mỗi năm, gia đình lãi trên dưới 800 triệu đồng. Vì nuôi nhốt số lượng lớn nên công tác phòng-chống dịch bệnh trên đàn bò được gia đình hết sức chú trọng. Mỗi năm, chúng tôi phải tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh”-chị Phượng cho hay. 

Để duy trì công việc, anh chị phải thuê thêm nhân công tại địa phương để phụ giúp việc chăm sóc, chăn thả bò. Thời điểm ít nhất cũng phải thuê 2 người, cao điểm có nhiều công việc cần phụ có khi lên tới 10 người. Đặc biệt, anh chị còn giúp đỡ, dẫn dắt các em của mình cùng tham gia nuôi bò lai lấy giống. Hiện nay, cả 3 người em là: Trần Thị Thúy (làng Chư Ruồi-Su, xã Kông Htok), Trần Thị Thúy Thẩm, Trần Quyết Định (thôn Phú Cường, xã Ia Pal) đều là chủ trang trại có 70-100 con bò; lợi nhuận hàng năm không dưới 400-500 triệu đồng/gia đình. 
Nói về hành trình lập nghiệp của bản thân, chị Phượng bày tỏ: “Cho dù lập nghiệp từ tay trắng, nhưng chỉ cần xác định hướng đi đúng đắn, có ý chí, quyết tâm không ngại khó, khổ và kiên trì đi đến cùng mục tiêu đã chọn thì cuối cùng mình cũng gặt hái được thành công”.
HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.