Trung đoàn 48 đa dạng hóa hình thức giáo dục, quản lý chiến sĩ mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đảng ủy-Chỉ huy Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) đa dạng hóa hình thức giáo dục, quản lý nhằm phát huy tối đa năng lực của chiến sĩ mới, đồng thời động viên những chiến sĩ đã có gia đình yên tâm công tác.
Phát huy năng lực của chiến sĩ mới
Chiều chủ nhật hàng tuần, chiến sĩ Nguyễn Nam (Tiểu đội 8, Trung đội 6, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2) lại ra sân hướng dẫn đồng đội chơi các môn thể thao. Hoạt động này vừa tạo cho chiến sĩ mới sân chơi bổ ích và rèn luyện sức khỏe, vừa xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó trong đơn vị.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, chiến sĩ Nguyễn Nam đã tốt nghiệp đại học thể dục thể thao và có thời gian làm huấn luyện viên ở TP. Hồ Chí Minh. Nắm rõ chuyên ngành đào tạo và sở trường của Nam nên đơn vị động viên và giao nhiệm vụ cho anh làm huấn luyện viên các môn thể thao.
Anh Nam tâm sự: “Điều tôi lo lắng nhất trước khi nhập ngũ là sợ bị “lụt nghề”. Vì tôi nghĩ môi trường quân đội không liên quan gì đến nghề huấn luyện viên thể thao. Khi vào đơn vị, tôi thấy phong trào thể dục thể thao phát triển rất mạnh. Tôi vẫn được làm công việc mình đam mê”.
Giống như Nguyễn Nam, 76 chiến sĩ mới nhập ngũ được biên chế về Trung đoàn 48 có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Tuy mỗi người có điều kiện, hoàn cảnh riêng nhưng đều có khát vọng được học tập, rèn luyện, cống hiến.  
Thiếu tá Mai Thanh Tuấn-Chính trị viên Tiểu đoàn 2-cho biết: “Đảng ủy-Chỉ huy Tiểu đoàn xác định chiến sĩ mới trình độ cao là lực lượng nòng cốt trong nâng cao chất lượng huấn luyện, xây dựng chính quy và hoạt động phong trào. Vì vậy, ngay sau khi tiếp nhận, Tiểu đoàn đã nắm chắc chuyên ngành đào tạo, năng lực, sở trường của từng người để bố trí, sắp xếp, sử dụng hợp lý. Khi được phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, các chiến sĩ có trình độ cao rất phấn khởi, hăng hái và cống hiến hết mình”.  
 
Cán bộ Đại đội 6 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48) trao đổi với chiến sĩ mới. Ảnh: Sơn Tùng
Cán bộ Đại đội 6 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48) trao đổi với chiến sĩ mới. Ảnh: Sơn Tùng
“Cầu nối” với hậu phương
Chiến sĩ Phạm Văn Tý (Tiểu đội 3, Trung đội 10, Đại đội 7, Tiểu đoàn 2) đã có vợ con ở xã Ba Vì, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Những ngày đầu nhập ngũ, nỗi nhớ nhà, nhớ vợ con chiếm hết tâm trí anh. Trong khi đó, quy định của đơn vị không cho chiến sĩ dùng điện thoại di động và hạn chế người nhà đến thăm để phòng-chống dịch Covid-19. Nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của anh Tý và nhiều chiến sĩ khác, Chỉ huy Đại đội 7 cho phép họ dùng điện thoại bàn của đơn vị gọi điện về hỏi thăm gia đình khi cần.
Anh Tý chia sẻ: “Không gì hạnh phúc hơn khi chúng tôi được đơn vị quan tâm tạo điều kiện như vậy. Đây là cầu nối giữa chiến sĩ với hậu phương, giải tỏa được tâm lý nhớ nhà, giúp bộ đội yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Còn chiến sĩ Phạm Văn Bách (Tiểu đội 5, Trung đội 1, Đại đội 7) thì cho hay: “Tôi mới cưới vợ được 1 năm. Khi ở nhà, vợ chồng sớm tối có nhau. Giờ xa vợ nhớ lắm! Nhưng bù lại có cán bộ các cấp luôn gần gũi, quan tâm chia sẻ, hướng dẫn chi tiết cách chào hỏi, thực hiện chế độ, nền nếp và các khoa mục huấn luyện. Nội dung nào chưa hiểu, mình có thể gặp cán bộ hỏi để được hướng dẫn lại, thân tình như anh em trong nhà”.
Trung tá Đinh Ngọc Tới-Phó Chính ủy Trung đoàn 48-khẳng định: Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, quản lý chiến sĩ mới, Đảng ủy-Chỉ huy Trung đoàn đã triển khai đồng bộ các giải pháp từ con người đến tổ chức và thiết chế văn hóa. Yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp cụ thể hóa chủ trương “Lấy chi bộ làm trung tâm”, đột phá vào chất lượng đội ngũ cán bộ.
Đồng thời, thực hiện triệt để nguyên tắc “4 không”: không quát mắng dọa nạt bộ đội; không áp đặt rập khuôn máy móc; không phân biệt đối xử giữa các chiến sĩ; không làm trái trong quản lý bộ đội. Xem chiến sĩ mới như anh em trong nhà, thường xuyên gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để có biện pháp giáo dục, quản lý phù hợp. Nhờ đó, 100% chiến sĩ mới đều gắn bó đơn vị, yên tâm công tác, quyết tâm và nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
SƠN TÙNG

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.