Tròn 1 năm thế giới ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 vừa được Bộ Y tế phát hành, ngày 3-12 là tròn 1 năm thế giới ghi nhận ca dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên.
Ngày 3-12, Bộ Y tế đã ban hành sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính.
Theo hướng dẫn này, Bộ Y tế cho biết tròn 1 năm trước (ngày 3-12-2019) phát hiện người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính đầu tiên (ca bệnh đầu tiên trên thế giới-PV) được ghi nhận tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 11-3-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Đến cuối tháng 10-2020, có 217 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ghi nhận các ca mắc, hiện số ca mắc vẫn có xu hướng gia tăng dù các nước/vùng lãnh thổ đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng chống.

Hướng dẫn truy bết người tiếp xúc ca bệnh dương tính SARS-CoV-2
Hướng dẫn truy bết người tiếp xúc ca bệnh dương tính SARS-CoV-2
Đến nay, số ca mắc Covid-19 toàn thế giới là gần 65 triệu người và trên 1,5 triệu người đã tử vong do căn bệnh này.
Cũng theo hướng dẫn này, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày. Người mắc bệnh có thể có triệu chứng lâm sàng đa dạng: Sốt, ho, đau họng, người mệt mỏi, đau người, giảm hoặc mất vị giác và khứu giác, khó thở, có thể có viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền, mạn tính, người cao tuổi. Đáng nói là có một tỉ lệ cao người nhiễm virus SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng (khoảng 40%) và có thể là nguồn lây bệnh trong cộng đồng, gây khó khăn cho việc giám sát và phòng chống dịch.
Hiện Covid-19 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Việc giám sát, phát hiện sớm, truy vết và khoanh vùng, cách ly nguồn lây sớm vẫn là biện pháp chủ yếu trong phòng chống dịch bệnh lây lan tại các ổ dịch.

Truy vết càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây lan dịch Covid-19 - Ảnh: Ngô Nhung
Truy vết càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây lan dịch Covid-19 - Ảnh: Ngô Nhung
Việc truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính được thực hiện trên nguyên tắc: Tiến hành truy vết càng sớm càng tốt, ngay khi có thông tin ca bệnh; xác định các "mốc dịch tễ" trước, sau đó mới truy vết đến từng người tiếp xúc; sử dụng đồng thời nhiều lực lượng truy vết để tiến hành truy vết thật nhanh theo các "mốc dịch tễ" phát hiện được; đầu tư nguồn lực và thời gian để hoàn thành truy vết F1 trước trong thời gian sớm nhất; việc truy vết F2 thực hiện sau khi đã cơ bản hoàn thành truy vết F1; các "mốc dịch tễ" và người tiếp xúc gần F1 cần được truy vết trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế....
Theo hướng dẫn này, F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 m với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế. F2 là người tiếp xúc gần trong vòng 2 m với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh (kể từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát) cho đến khi F1 được cách ly y tế.
Mốc dịch tễ là địa điểm, sự kiện mà ca bệnh đã đi đến hoặc đã tham gia trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi bệnh nhân được cách ly y tế.
5 bước truy vết F1
Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính nêu rõ 5 bước truy vết F1. Bao gồm:
Bước 1: Xác định các "mốc dịch tễ"
Bước 2: Thông báo các "mốc dịch tễ" cho bộ phận điều phối truy vết (bộ phận điều phối)
Bước 3: Triển khai truy vết F1
Bước 4: Rà soát và hoàn thiện danh sách F1
Bước 5: Tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm
N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.