Triển vọng giữa thách thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hôm nay, cả thế giới đón chào năm mới 2025 với nhiều hoài vọng giữa một bức tranh toàn cảnh với nhiều gam màu khác nhau.

Trong đó, những màu sắc tươi sáng đóng vai trò chủ đạo chính là, nhân loại đều chung tay hướng đến sự phát triển bền vững, cùng hợp tác cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu. Gam màu tối là những tồn tại cần được giải quyết, nhất là tình hình ở các điểm nóng xung đột, cũng như căng thẳng, cạnh tranh giữa các cường quốc và sự cọ xát lợi ích giữa các quốc gia. Trong đó, thách thức nổi lên ở khu vực chủ yếu tập trung vào vấn đề kinh tế khi dự báo thương chiến Mỹ - Trung sẽ còn nhiều diễn biến khó lường, tiềm ẩn nhiều khó khăn cho khu vực nói riêng, thế giới nói chung. Thực tế những thách thức vừa nêu không phải mới xuất hiện, mà đã gây nhiều khó khăn suốt thời gian qua khi kinh tế toàn cầu vẫn còn trong quá trình phục hồi hậu Covid-19.

Giữa bối cảnh như vậy, Việt Nam đã liên tục chứng tỏ sự vững vàng trong việc phát triển kinh tế, được giới quan sát nhận định như một điểm sáng của khu vực. Điển hình trong năm qua, 3 nhà xếp hạng tín nhiệm tín dụng uy tín nhất thế giới là Fitch Ratings, Moody's và Standard & Poor's liên tục có những đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam dù tình hình chung của khu vực có nhiều khó khăn.

Những đánh giá trên đã được chứng minh qua những con số cụ thể. Theo đó, vượt qua những khó khăn trong nước lẫn quốc tế, xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục khi ước đạt hơn 400 tỉ USD và kim ngạch xuất nhập khẩu cũng ghi dấu ấn lịch sử gần 800 tỉ USD. Về tổng thể, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước đạt 6,8 - 7%, vượt qua hầu hết dự báo hồi đầu năm 2024 của nhiều định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB)…

Theo đánh giá của Fitch Ratings, với động lực chính là xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như sự khởi sắc phần nào của một số thị trường. Thêm vào đó, Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục nhận được lợi thế từ nhu cầu hàng hóa toàn cầu gia tăng.

Hỗ trợ cho điều này chính là quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng. Tính riêng trong năm 2024, Việt Nam lại có thêm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 3 quốc gia là Úc, Pháp và Malaysia, nâng tổng số đối tác chiến lược toàn diện lên 9. Việc tăng cường quan hệ ngoại giao chính là cơ sở quan trọng để mở rộng thị trường, hợp tác phát triển kinh tế.

Song hành cùng những lợi thế vừa nêu chính là những xu thế phát triển như trí tuệ nhân tạo, tái cấu trúc chuỗi cung ứng ngành bán dẫn toàn cầu... mở ra những cơ hội mới. Không những vậy, nội tại Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ với việc tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy hành chính đang diễn ra rất nhanh giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra sự hứng khởi cho doanh nghiệp.

Những nền tảng vừa nêu góp phần củng cố triển vọng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025, hướng đến những bứt phá mới, kỷ lục mới.

Theo Ngô Minh Trí (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.