Cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều dòng họ, địa phương, cơ quan, trường học… đã thành lập quỹ học bổng, quỹ khuyến học khuyến tài.

Việt Nam được UNESCO (Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) vinh danh 7 danh nhân văn hóa: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Điều đó phần nào ghi nhận bản sắc văn hóa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài… của dân tộc ta - mà công lao hàng đầu phải kể đến là giáo dục.

Không nói đâu xa, chúng ta thử hỏi những bé mẫu giáo hay học sinh tiểu học "lớn lên con muốn làm gì?", hầu hết các cháu đều thổ lộ ước mơ trở thành cô giáo, thầy giáo - thể hiện bản chất "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Nhờ giáo dục, nhiều người đã phát huy được bản tính thiện lương, giúp Việt Nam gặt hái nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, làm bàn đạp hướng tới kỷ nguyên mới - kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc, rất nhiều câu tục ngữ, ca dao cho thấy nhân dân ta rất quý trọng nghề giáo: "Không thầy đố mày làm nên", "Trọng thầy mới được làm thầy", "Ơn thầy soi lối mở đường/ Cho con vững bước dặm trường tương lai", "Muốn sang thì bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu quý thầy"…

Thực tế nhiều năm qua, bên cạnh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhân dân ta rất chú trọng đến sự nghiệp giáo dục. Nhiều dòng họ, địa phương, cơ quan, trường học… đã thành lập quỹ học bổng, quỹ khuyến học khuyến tài.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm nay, chiều 15-11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các giáo viên tiêu biểu. Thủ tướng mong muốn "mỗi thầy giáo, mỗi cô giáo hãy là tấm gương sáng về rèn đức - luyện tài, yêu nghề - yêu người; không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn; năng động sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ, có cách tiếp cận mới trong dạy và học, để mỗi tiết học thực sự bổ ích và lý thú, để mỗi ngày học thực sự là ngày vui".

Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 tổ chức sáng 19-8, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân cả nước, nhất là sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung triển khai thực hiện hiệu quả phương châm "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể; thầy cô giáo là động lực; nhà trường làm bệ đỡ; gia đình là điểm tựa; xã hội là nền tảng".

Chỉ đạo của Thủ tướng rất phù hợp với xu thế thời đại. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ rõ gia đình, nhà trường và xã hội như là 3 góc của tam giác trong giáo dục. Vấn đề cốt lõi là để "trung tâm, chủ thể" phát triển, "nền tảng" phải thế nào; "điểm tựa", "bệ đỡ" phải ra sao; đặc biệt là phải tạo được "động lực" mạnh mẽ cho thầy cô thông qua việc thu hút, đãi ngộ nhà giáo, để giáo dục cùng cả nước hướng tới kỷ nguyên mới.

Theo VU GIA (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.