Triển khai Chỉ thị đẩy mạnh Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ đã ban hành Quyết định số 3586/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026.

 
 Trình diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam tại Dubai EXPO 2020. (Ảnh: NAM NGUYỄN)
Trình diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam tại Dubai EXPO 2020. (Ảnh: NAM NGUYỄN)


Mục đích của kế hoạch nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 8/2/2015. Đồng thời, kế hoạch nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại của Việt Nam, nhằm phát triển toàn diện văn hóa, con người Việt Nam, đưa văn hóa thành sức mạnh nội sinh, thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường giao lưu, sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6//2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Theo đó, kế hoạch đặt ra 10 nhiệm vụ trong tâm như sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đối ngoại trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; nâng cao vai trò điều phối của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác văn hóa đối ngoại.

2. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hơn hệ thống pháp luật, chính sách; đẩy mạnh ký kết và thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế phục vụ công tác văn hóa đối ngoại trong thời kỳ mới.

3. Chú trọng triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại phục vụ các chương trình đối ngoại do lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì.

4. Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; phát triển văn hóa số, chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực văn hóa, đẩy mạnh triển khai hoạt động văn hóa đối ngoại sau khi đại dịch Covid-19 được đẩy lùi.

5. Tăng cường công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam, quảng bá hình ảnh quốc gia ra nước ngoài dưới nhiều hình thức, phương thức thể hiện đa dạng, phong phú như Ngày/Tuần Văn hóa, Lễ hội Văn hóa-Du lịch Việt Nam, các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, di sản văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, các môn thể thao dân tộc, kết hợp chặt chẽ với xúc tiến đầu tư du lịch, phấn đấu nhận được nhiều hơn và phát huy các danh hiệu thế giới, giải thưởng khu vực và quốc tế, tôn vinh danh nhân, anh hùng dân tộc Việt Nam... Tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện khu vực và quốc tế quy mô, uy tín như liên hoan văn hóa nghệ thuật quốc tế, triển lãm thế giới EXPO, Thế vận hội Olympic, các sự kiện thể thao khu vực, châu lục và quốc tế, hội chợ du lịch quốc tế, hội chợ sách quốc tế.

6. Tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc triển khai đầu tư, xây dựng Trung tâm Văn hóa Việt Nam trong các địa bàn quan trọng: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga và một số địa bàn trọng điểm khác trên cơ sở nhu cầu, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với các nước và phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam; nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào; nâng cấp hoạt động Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp trên địa bàn châu Âu; gắn kết công tác văn hóa đối ngoại với công tác cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

7. Tích cực triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại cấp quốc gia tại khu vực biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch.

8. Phát huy hơn nữa vai trò của công tác văn hóa đối ngoại tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quan trọng như UNESCO, ASEAN, ASEM, IFACCA...

9. Chủ động tiếp thu, giới thiệu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; đăng cai, tổ chức các sự kiện quốc tế có quy mô, uy tín; phát triển các thương hiệu festival, lễ hội, sự kiện văn hóa-nghệ thuật chất lượng tại Việt Nam. Đẩy lùi hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực do mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa; đấu tranh, phản bác kịp thời những luận điệu sai trái, xuyên tạc trên lĩnh vực văn hóa.

10. Chú trọng công tác thông tin đối ngoại, đổi mới nội dung, hình thức công tác truyền thông; trao đổi đoàn phóng viên, báo chí, đoàn làm phim quốc tế.

Bên cạnh đó, kế hoạch cũng đặt ra yêu cầu chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam, song hành với công tác thông tin đối ngoại, gắn kết trong tổng thể chính sách đối ngoại, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng cường phát huy giá trị văn hóa, con người, quảng bá hình ảnh quốc gia ra nước ngoài dưới nhiều hình thức, phương thức thể hiện đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại phải thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, linh hoạt và phù hợp trong bối cảnh trong và sau đại dịch Covid-19.

Theo LINH KHÁNH (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.