'Trend' công khai ước mơ thời bé và công việc hiện tại phủ sóng mạng xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày gần đây, trào lưu công khai ước mơ thời bé và công việc hiện tại phủ sóng khắp Facebook. Nhiều người trẻ đã nhanh chóng hưởng ứng trào lưu này, qua đó những sự thật về ước mơ và công việc thực tế của họ được bày tỏ.

Cụ thể, mỗi người sẽ phải trả lời 3 câu hỏi: Ước mơ ngày bé, ngành học, công việc hiện tại. Đa số những người trẻ tham gia trào lưu này đều có ước mơ ngày bé và công việc hiện tại không liên quan gì đến nhau.

Thử thách công khai ước mơ ngày bé, ngành học và công việc hiện tại phủ sóng Facebook những ngày gần đây. CHỤP MÀN HÌNH
Thử thách công khai ước mơ ngày bé, ngành học và công việc hiện tại phủ sóng Facebook những ngày gần đây. CHỤP MÀN HÌNH

Khắc Ngọc Đạt (23 tuổi), ngụ tại đường Nguyễn Văn Lượng, P.16, Q.Gò Vấp (TP.HCM) từng có ước mơ trở thành chiến sĩ công an, thế nhưng sau này lại theo học ngành địa lý và hiện tại chàng trai gen Z đang làm việc trong lĩnh vực marketing.

Đạt chia sẻ: “Ngày bé mình thích trở thành chiến sĩ công an vì gia đình có truyền thống về ngành này. Nhưng lớn dần, mình thích trải nghiệm và khám phá nhiều hơn, cộng thêm điểm mạnh của bản thân nên chọn học ngành địa lý. Đến khi ra trường mình lại yêu thích kinh doanh nên rẽ hướng và làm marketing. Một phần là do nếu làm đúng chuyên ngành mình học thì khó khăn trong tìm kiếm việc làm”.

Dù công việc hiện tại không giống với ước mơ thuở bé nhưng Đạt thấy hài lòng với mọi thứ. “Ước mơ là một chuyện còn thực hiện được hay không thì là vấn đề khác. Vì mỗi giai đoạn mình sẽ có những sở thích, suy nghĩ, định hướng khác nhau, miễn sao điều đó tốt và phù hợp với bản thân là được”, Đạt cho hay.

Ước mơ thời bé và công việc hiện tại cũng khác xa “một trời một vực”, Võ Thị Tố Nga (26 tuổi), đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Gia Đình (TP.Đà Nẵng), chia sẻ: “Hồi bé mình ước mơ làm hướng dẫn viên du lịch, nhưng theo học ngành y học dự phòng, hiện tại làm ở đơn vị quản lý lưu trú ở bệnh viện này”.

Khi được hỏi vì sao không theo đuổi ước mơ thuở bé, Nga nói: “Lúc nhỏ chưa biết gì, không có định hướng mà ước mơ thì lại không tốn tiền nên… ước đại. Sau này lên đại học thì dòng đời đưa đẩy nên chọn ngành y học dự phòng. Nhưng may mắn là khi ra trường mình được làm việc đúng với chuyên ngành”.

CHỤP MÀN HÌNH
CHỤP MÀN HÌNH
Nhiều người "đu trend" công khai ước mơ thời bé và công việc hiện tại. CHỤP MÀN HÌNH

Nhiều người "đu trend" công khai ước mơ thời bé và công việc hiện tại. CHỤP MÀN HÌNH

Tương tự, Đoàn Thiện Ngọc Bảo (23 tuổi), làm việc tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, chia sẻ: “Lúc bé chưa biết gì nên ước mơ làm tài xế. Sau này mình học đại học ngành điện tử viễn thông, giờ làm kỹ thuật viên tại sân bay”.

Tuy không thực hiện được ước mơ thuở bé nhưng công việc hiện tại khiến nhiều người thấy hạnh phúc. Phan Văn Tâm (24 tuổi), ngụ tại đường Lê Văn Việt, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho biết ước mơ thời bé là trở thành kỹ sư viễn thông nên theo học ngành điện tử viễn thông. Thế nhưng hiện tại, Tâm đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, không giống với ngành học hay ước mơ lúc bé.

Tâm giải thích: “Sau khi ra trường, mình nhận thấy ngành học không có nhiều cơ hội để phát triển; thu nhập thấp; việc làm cứ lặp đi lặp lại, có 10 năm kinh nghiệm cũng không hơn gì người mới vào nghề 1, 2 năm. Cho nên, mình chuyển qua công việc có nhiều thử thách và cơ hội phát triển, lương cũng tăng theo số năm kinh nghiệm”.

Tuy nhiên, cũng có những bạn trẻ theo đuổi ước mơ từ bé tới cùng. Họ may mắn vì tìm được niềm đam mê, sở thích từ công việc đã từng mơ ước. Nuôi dưỡng ước mơ trở thành thầy giáo dạy học cho các em nhỏ nghèo ở quê từ năm học lớp 4, Lê Tấn Phát (27 tuổi), giáo viên Trường trung học Thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), chia sẻ: “Hồi trước quê mình còn nghèo, nhiều em không được đi học. Cho nên, mình ước học thật giỏi để dạy chữ cho các em và theo ngành sư phạm. Mặc dù hiện tại chưa thể về quê để "gieo" chữ cho các em nhỏ nhưng mình thấy vui vì đã thực hiện được một nửa ước mơ”.

Phát vui vì thực hiện được ước mơ làm thầy giáo. Ảnh: Thảo Phương

Phát vui vì thực hiện được ước mơ làm thầy giáo. Ảnh: Thảo Phương

Giải thích cho lý do vì sao ước mơ ngày bé và công việc hiện tại của nhiều người không liên quan gì đến nhau, thạc sĩ Nguyễn Thị Đào Lưu, giảng viên Khoa Xã hội và nhân văn, Trường ĐH Văn Lang nói: “Khi còn trẻ, chúng ta nhìn đời bằng góc nhìn lãng mạn và dễ bị ảnh hưởng từ người khác. Vì thế, ngành nghề hồi bé có thể khác xa với thực tế hiện tại. Bên cạnh đó, khi còn nhỏ, ta chỉ đơn thuần là thích một công việc nào đó mà không có hiểu biết về nó. Đến khi lớn lên, ta sẽ hiểu mỗi công việc đều có những yêu cầu đặc biệt riêng và không còn phù hợp với bản thân nữa”.

Thạc sĩ Lưu chia sẻ thêm: “Công việc mơ ước thời bé sẽ là động lực để chúng ta cố gắng ở hiện tại và tương lai. Nó có thể là nền tảng để chúng ta định hướng nghề nghiệp từ sớm. Tuy nhiên, nó cũng không quá quan trọng. Nếu ai đó không có ước mơ về một nghề nghiệp hồi bé hoặc ước mơ và thực tại khác xa cũng không sao. Quan trọng là bạn biết mình phù hợp với nghề nghiệp nào và đang nỗ lực từng ngày để trưởng thành”.

Có thể bạn quan tâm

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.

Trao yêu thương đầu năm mới

Trao yêu thương đầu năm mới

(GLO)- Ngay khi năm mới 2025 vừa sang, nhiều hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tinh thần trao yêu thương đầu năm mới chính là lời cam kết đầy tình người, rằng không ai bị bỏ lại phía sau.

Lan tỏa tình yêu đất nước cho thế hệ trẻ từ công trình “Đường cờ Tổ quốc”

Lan tỏa tình yêu đất nước cho thế hệ trẻ từ công trình “Đường cờ Tổ quốc”

(GLO)- Nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân, đặc biệt là các bạn trẻ, một số tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã thực hiện công trình “Đường cờ Tổ quốc”, “Đường cờ Đảng” tại các thôn, làng. 

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Gắn với nghiệp “gieo chữ”, những giáo viên vùng cao, giảng viên trẻ chung bầu nhiệt huyết, họ luôn giữ và thắp lên ngọn lửa tri thức, mang ánh sáng, trao những yêu thương, truyền cảm hứng gieo hy vọng cho bao thế hệ học trò vững vàng tiến bước.