Trên đất nước của những ngôi nhà chọc trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Và từ những bộ lạc nhạt nhòa phất phơ áo choàng trắng ngồi thổi những bản nhạc u uất trong gió sa mạc bên những con lạc đà buồn bã, người dân các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc ngước nhìn. Xứ sở này bây giờ là hiện thân của Giấc Mơ Xa Hoa-như slogan quảng bá du lịch của họ.

Cổ tích thời hiện đại của người Ả Rập

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có thể được coi là một kỳ tích của con người trong sa mạc. Giữa một nơi bốn bề là biển và cát, nhiệt độ thường xuyên trên 40 độ C, quanh năm hầu như không có một giọt mưa, họ đã biến nó thành một đất nước độc đáo bậc nhất thế giới. Trong cổ tích của người Ả Rập, Aladin nhờ Thần Đèn hóa phép cho anh ta những lâu đài tráng lệ, biến anh từ một người nghèo khổ thành một bậc vương giả. Cứ tưởng Thần Đèn chỉ có ở trong thế giới tưởng tượng nhưng người Ả Rập đã tóm được ông ta ngay giữa thế kỷ XX. “Thần Đèn” chính là những mỏ dầu phát hiện ngoài khơi vịnh Persian giữa thập niên 60 của thế kỷ trước. Nguồn tiền khổng lồ thu được từ dầu mỏ đã giúp họ xây dựng nên một thiên đường trong mênh mông cát nóng, chứng minh một cách hùng hồn rằng trên thế gian không ước mơ nào là không thể trở thành hiện thực.

 

 Một góc Dubai. Ảnh: T.L.H
Một góc Dubai. Ảnh: T.L.H

Đến UAE, ta sẽ chạm tay vào những gì tưởng như chỉ có trong cổ tích. Đây là đất nước của rất nhiều cái nhất trên thế giới. Đó là tòa tháp cao nhất thế giới, thánh đường Hồi giáo lớn nhất thế giới, trong đó có tấm thảm dệt tay rộng nhất thế giới, cây đèn chùm đắt tiền nhất thế giới. Đó là đảo nhân tạo độc đáo nhất thế giới-dù có tên là Palm Island (Đảo Cọ) nhưng chắc chắn trong suy nghĩ của người bản địa nó mang hình dạng cây chà là. Đây cũng là nơi có khách sạn 7 sao duy nhất trên thế giới mà tất cả đồ đạc, kể cả toa lét, đều được dát vàng và du khách có thể thưởng thức những món ăn phủ vàng trong nhà hàng trên đỉnh khách sạn.

Ở nơi quá thừa ánh nắng này, người ta đã tận dụng năng lượng mặt trời để làm mát cho không gian sống, từ trạm xe buýt, hàng quán, khách sạn, ô tô đến những triển lãm xe rộng đến 20.000 m2 với nhiệt độ chuẩn 18 độ C. Năng lượng mặt trời còn giúp họ biến nước biển thành nước ngọt đủ để dùng không cần tiết kiệm trong mọi ngôi nhà. Tất nhiên, trong thế giới của trí tuệ và văn minh, người ta cũng không bao giờ phung phí nó.

Xứ sở chà là

Tại Trung Đông, chà là mọc ở khắp nơi: dọc đường, quanh nhà ở, bên các công trình công cộng, trong trang trại chuyên canh… Loài cây này có những đặc điểm thích nghi để có thể sống trên cát, chịu đựng cái nóng nung người và gió khô sa mạc: từ thân đến lá đều thô ráp, rễ cắm sâu đến mấy chục mét. Chà là xứ sở này ít có vẻ tươi xanh, lá chúng bàng bạc, sắc nhọn. Mọi vẻ đẹp của chúng phô bày ở dáng cây vừa yêu kiều vừa mạnh mẽ và những chùm quả chi chít. Chúng là cảm hứng thường trực khi có mặt tại nơi thiêng liêng như thánh đường, hay trở thành ý tưởng để người ta xây dựng một hòn đảo mang hình dáng của nó.

Thật may mắn nếu bạn đến Dubai đúng mùa chà là chín. Có những cây người ta phải lấy lưới bao các chùm quả trĩu nặng để chúng không bị tước khỏi thân cây bởi chính sức nặng của mình. Không phải đề phòng ai hái trộm bởi chả ai trộm cắp khi người ta chẳng thiếu thốn bất cứ một thứ gì; thêm nữa, văn hóa ngàn đời của họ luôn dành cho kẻ trộm cắp những bản án thảm khốc. Cũng chẳng phải sợ chim hay dơi phá vì những chùm quả cây ven đường này là quà tặng chính thức dành cho chúng. Người Trung Đông chỉ ăn chà là trồng trong các đồn điền, trang trại được kiểm soát chặt chẽ chất lượng. Nói thêm rằng những quả chà là ào ạt bán cho du khách tại Dubai hay Abu Dhabi phần lớn là chà là nhập từ Oman hay Ai Cập.

Nơi thách thức mọi kiến trúc sư

 

 Tác giả (phải) chụp ảnh lưu niệm cùng một chàng trai Ả Rập. Ảnh: T.L.H
Tác giả (phải) chụp ảnh lưu niệm cùng một chàng trai Ả Rập. Ảnh: T.L.H

Những ngôi nhà truyền thống vùng sa mạc, dù xây bằng đá ong hay đất nện đều có tường cực dày, các cánh cửa có hoa văn cầu kỳ và đều có một cái tháp vuông, công dụng như một kiểu cầu xoay, một máy điều hòa trao đổi không khí trong và ngoài nhà. Chúng làm ta liên tưởng đến những ngôi nhà trình tường của đồng bào Mông ở vùng cao Tây Bắc. Và đương nhiên, công dụng đầu tiên của những bức tường dày 40-80 cm là để chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết.  

Người ta nói rằng, những ai làm nghề kiến trúc, nhất là những người trẻ, hãy ít nhất một lần trong đời đến TP. Dubai. Bởi lẽ, mọi ý tưởng xây dựng “điên rồ” nhất đều có cơ hội thực hiện ở đây và người Dubai cũng sẵn sàng bỏ tiền để thuê những người giỏi nhất trên thế giới biến những ước mơ điên rồ nhất của họ trở thành hiện thực. Các công trình ở Dubai không bao giờ lặp lại trong cảm hứng và trí tưởng tượng. Họ đã tái hiện Hoàng cung trong cổ tích thành những tòa lâu đài tráng lệ bên sông ở Abu Dhabi. Nếu Italia vì vô tình mà có tháp nghiêng Pisa thì tại Dubai, người ta cố ý tạo một tòa tháp nghiêng dát gương lộng lẫy để trêu tức những định luật vật lý. Họ dựng một công trình mà nếu đặt nó nằm xuống, đi bộ từ chân đến đỉnh tháp cũng đủ mỏi chân. Họ hài hước xây một tòa báo thành hình tờ giấy đang xếp lại. Họ làm ra một khách sạn hình cánh buồm chỉ có thể đến bằng du thuyền hay trực thăng. Mãi sau này, để phục vụ du lịch khi dầu mỏ có dấu hiệu khủng hoảng, họ mới hạ cố làm một cây cầu nối nó với bờ biển. Nơi này còn có bóng dáng những cao ốc Năm Ngón Tay của Singapore bên bờ vịnh Ba Tư và các hòn đảo nhân tạo hình cây cọ được người Ả Rập dự liệu đủ sức chống chọi với bão tố của biển cả, trên đó xây những ngôi nhà chỉ dành cho những người mà đô la trong tài khoản đủ chất cao bằng chính ngôi nhà đó.

*

*       *


Một chuyến du lịch đến Dubai-Abu Dhabi thực ra không quá đắt. Các phượt thủ đã từng chia sẻ trên các diễn đàn cách thức dùng 50 USD như thế nào để khám phá UAE. Nào, chần chừ gì nữa, hãy xách ba lô lên đường!

 Trương Lệ Hằng

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.