Trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 - bài 18: Niềm tin về đích đúng tiến độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không khẩu hiệu, không băng rôn cổ động nhưng công nhân thi công trên công trường cột 336, đường điện 500kv mạch 3 vẫn hừng hực khí thế. Mỗi người mỗi việc, nhuần nhuyễn phối hợp lắp đặt cấu kiện để hoàn thành những hạng mục cuối cùng dựng lên cột điện sừng sững giữa đất trời, đảm bảo công trình đúng tiến độ đề ra.

Không khí hăng say

Xế chiều ngày cuối tháng 6, chúng tôi đến công trình cột 336, đường điện 500kV mạch 3, đoạn qua Nghệ An. Nắng nóng đã giảm nhiệt cũng là lúc không khí công trường trở nên sôi động, tiếng máy móc gầm rú vang cả rừng thông, tiếng công nhân hô nhau vận chuyển, lắp đặt cấu kiện trở nên huyên náo. “Chỉ còn ít ngày nữa là về đích, chúng tôi huy động tổng lực số lượng công nhân và đang toàn lực đẩy nhanh tiến độ, từng tổ công nhân được phân chia về những vị trí đã cắt cử từ trước, tất cả phối hợp nhịp nhàng, công đoạn nào cũng đảm bảo an toàn, kĩ thuật nhưng phải nhanh nhất. Thái độ trách nhiệm, tâm thế, tinh thần người lính truyền tải điện phát huy hơn bao giờ hết”, anh Nguyễn Thanh Hòa - Giám đốc Chi nhánh 7, Công ty TNHH 1 Thành viên xây lắp Điện 2 cho biết.

Công nhân Nguyễn Văn Hoàng, người anh cả trên công trường thi cột 336.

Công nhân Nguyễn Văn Hoàng, người anh cả trên công trường thi cột 336.

Vừa nói xong, anh Hòa chạy lại chỗ máy nâng thanh sắt phần thân giữa cột điện, hô to: “Kéo lên, kéo đều vào, sang phải, sang phải tiếp, đúng rồi”. Lau giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt, người chỉ huy nhanh nhẹn, thân hình rắn rỏi sạm đen được tôi luyện bao nắng gió công trường tiếp tục câu chuyện. Theo anh, trụ cột thép ống 336 có chiều cao 83m, nặng 84 tấn, địa hình thi công vừa phải, tuy chênh vênh giữa núi rừng nhưng không quá dốc, chỉ cần tạo đường là máy móc có thể vào hỗ trợ. Vì thế, cột sẽ hoàn thành trong ít ngày tới. Cột thứ 2 mà công ty thi công là cột néo vị trí 333, cao 68m, nặng 255 tấn cũng đã đạt 50% khối lượng.

“Những công nhân lắp đặt trên cao thì hôm qua đã được cho nghỉ để ngày hôm nay đạt tối đa tâm lực cho công việc. Anh em đã thi công nhiều công trình trọng điểm nên khi bước vào công trường này đều chuyên nghiệp và tận tâm. Kinh nghiệm có thừa nhưng tinh thần cũng phải luôn tràn đầy năng lượng tích cực, như vậy, công việc, tiến độ mới đảm bảo. Nhìn mọi người khí thế hừng hực, chúng tôi tự tin sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ”, anh Hòa cho hay.

Tại buổi kiểm tra đôn đốc tiến độ ngày 23/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương các cơ quan báo chí truyền thông, trong đó có báo Tiền Phong đã kịp thời đưa tin, tuyên truyền, đăng tải những hình ảnh, sự vất vả của công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3.

Là một người chỉ huy công trường, anh Hòa có hơn 22 năm trong nghề, anh hiểu thế nào để khơi dậy tinh thần nhiệt huyết, hăng say với công việc cho công nhân. Ngoài ra, việc hỗ trợ cho những công ty khác và ngược lại cũng là một cách đoàn kết, đồng sức, đồng lòng cho toàn tuyến được đúng nhịp tiến độ.

“Vừa rồi, công ty cũng dựng một cột đường dây 220kV Long Thành đấu nối, rồi cột 500kV Nhân Trạch rẽ Phú Mỹ… xong các công trình, anh em lại ra Nghệ An. Với cường độ công việc như vậy, tôi thường xuyên động viên và cho luân phiên nhau về thăm nhà, phần hậu cần thì bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, để anh em có thể trạng tốt nhất. Nếu anh em có nỗi lo về kinh tế thì cũng ưu tiên cho ứng trước để giải quyết việc riêng. Khi vấn đề hậu phương, hậu cần công trường được giải quyết thì họ bước vào làm việc, không ai phải lo nghĩ gì, toàn tâm, toàn lực thực hiện công việc chung. Đó cũng là một nguyên nhân chủ quan giúp cho mọi người say sưa với nghề. Chúng tôi ra đây chỉ có một trở ngại duy nhất là thời tiết khắc nghiệt nhưng với tinh thần quyết tâm thì mọi người cũng quen dần và sẽ vượt qua”, anh Nguyễn Thanh Hòa chia sẻ.

Nói về gia đình nhỏ của mình, anh Hòa tâm sự: “Tôi lập gia đình năm 2007, con đầu năm nay lớp 11, con thứ hai lên lớp 2, hai cháu cách nhau 9 tuổi. Cũng do mình đi xa quá nhiều, lăn lộn ở công trường phần lớn thời gian nên các cháu cũng cách xa tuổi nhau. Làm nghề xây lắp truyền tải điện thì phải xa nhà suốt, từ khi cưới vợ đến giờ thì vợ cũng hiểu ngành nghề như vậy nên thông cảm, tôi cũng hiểu sự hy sinh của người vợ rất nhiều. Xa nhà nhớ vợ, nhớ con nhưng mình nhớ một thì ở nhà nhớ mười. Tôi cố gắng làm sao công trình về đích sớm để được về với gia đình. Đây cũng là động lực của anh em”.

Công nhân làm việc hăng say để công trình hoàn thành đúng tiến độ.

Công nhân làm việc hăng say để công trình hoàn thành đúng tiến độ.

Người truyền cảm hứng

Nhắc đến nhóm công nhân tại công trường 336 do Công ty TNHH 1 Thành viên xây lắp Điện 2 thi công, thì những người làm trong nghề xây lắp truyền tải điện lâu năm sẽ biết đến anh Nguyễn Văn Hoàng, tổ trưởng tổ 1, chi nhánh 7. Bởi anh Hoàng được xem là người anh cả, có thâm niên lâu nhất trên công trường, 55 tuổi đời, 33 tuổi nghề, chỉ còn hai năm nữa về hưu nhưng anh Hoàng vẫn cống hiến không ngừng nghỉ trên công trường. Tuổi thanh xuân, tuổi đời của anh dành phần nhiều cho những công trình đường điện khắp mọi miền Tổ quốc. Từ đại công trình đường điện mạch 1 những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, mạch 2 rồi đến mạch 3, anh vẫn là người lính trên công trường.

”Anh Hoàng là một người công nhân kì cựu, đơn vị xây lắp truyền tải điện nào mà còn được một người như vậy thì quá hạnh phúc, anh ấy có tình yêu tuyệt vời với nghề điện, là anh cả của chúng tôi”, anh Nguyễn Thanh Hòa nói.

Trò chuyện với anh Nguyễn Văn Hoàng trong phút giải lao dưới bóng mát của rừng thông Nam Thái, anh kể, đầu năm 1992, anh ra trường trung cấp xây lắp ở Thành phố Hồ Chí Minh và kết duyên với ngành điện từ khi tham gia xây lắp đường điện mạch 1.

“Thời điểm trước làm đường điện mạch 1 rất khó khăn, tôi làm ở tỉnh Đắk Lắk địa hình rừng núi, máy móc hạn chế, hầu hết đều làm thủ công. Lực lượng tham gia đa số là thanh niên trai tráng, số lượng nhiều, mỗi tổ đội có hơn 30 người. Trải qua không biết bao nhiêu công trình điện nữa, tôi lại tham gia đường điện mạch 2 ở tỉnh Quảng Bình. Cái duyên với các đại công trình, tôi lại làm đường điện mạch 3 ở tỉnh Nghệ An.

Cột 336 mà công ty đảm nhận có 15 công nhân, việc lắp đặt cấu kiện trên cao phải dựa vào những người trẻ. Các em đều được truyền lại kinh nghiệm nhưng quan trọng nhất là phải có tinh thần thép, leo cao, chênh vênh giữa trời mà tâm lý không được rèn giũa, vững vàng, không yêu nghề thì không làm được. May mắn, mọi người đều đoàn kết, cùng ăn ở, cùng làm, chúng tôi xem nhau là gia đình thứ hai”, anh Hoàng cho biết.

Chia sẻ về dự án công trình đường dây 500kV mạch 3, anh Nguyễn Thanh Hòa cho hay: “Được tham gia công trình trọng điểm quốc gia do Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt để đưa dự án đúng tiến độ ngày 30/6, anh em thi công “vượt nắng, thắng mưa” cố gắng bám sát công việc. Đảm bảo an toàn, đảm bảo tiến độ đề ra”.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.