Trao yêu thương cho học trò nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng tình yêu thương, các thầy-cô giáo ở Trường THPT Trần Cao Vân (huyện Chư Sê, Gia Lai) luôn tìm cách giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Những suất học bổng được trao, sự đỡ đầu của các thầy cô đã tạo động lực để các em gắn bó hơn với “ngôi nhà thứ 2”.
 Tặng học bổng cho các em học sinh tại lễ khai giảng năm học 2018-2019. Ảnh: P.L
Tặng học bổng cho các em học sinh tại lễ khai giảng năm học 2018-2019. Ảnh: P.L
Cũng như các trường khó khăn khác trên địa bàn tỉnh, Trường THPT Trần Cao Vân không tránh khỏi tình trạng học sinh nghỉ học giữa chừng mà nguyên nhân chính là do hoàn cảnh khó khăn, nhất là các em học sinh dân tộc thiểu số. Với mong muốn giúp đỡ các em tiếp tục đến trường, thầy Bùi Quang Vinh-Hiệu trưởng nhà trường-đã đề xuất ý tưởng “Mỗi giáo viên tham gia nhận đỡ đầu một học sinh có hoàn cảnh khó khăn”. Mặc dù cuộc sống của nhiều cán bộ, giáo viên còn chật vật nhưng ai nấy đều tán thành và tình nguyện đóng góp tùy theo điều kiện. Hoạt động này đã được nhà trường duy trì trong suốt 2 năm qua (từ thời điểm trường được thành lập). “Ngay từ đầu năm học 2018-2019, Ban Giám hiệu đã đề nghị các giáo viên nắm danh sách những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để nhận đỡ đầu. Các giáo viên có thể hỗ trợ vật chất tùy theo khả năng của mình và nhu cầu của từng em. Quan trọng nhất là cổ vũ, động viên tinh thần để các em tự tin đến lớp”-thầy Bùi Quang Vinh cho biết.
Em Siu Hinh-học sinh lớp 12A5: “Em rất vui khi được thầy Hiệu trưởng nhận đỡ đầu, các thầy cô cũng luôn động viên em phải đến trường đều đặn thì mới có tương lai, có cơ hội thoát nghèo. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng của các thầy cô”.

Trường hợp của em Siu Hinh (lớp 12A5) là một ví dụ. Bố Siu Hinh bỏ nhà đi khi em còn rất nhỏ, mẹ bị tâm thần, em gái đã bỏ học đi chăn bò thuê. Cả nhà Siu Hinh phải sống trong căn nhà nhỏ dột nát, chật chội. Để có tiền lo cho gia đình, Siu Hinh một buổi đến trường, một buổi đi làm cỏ hoặc hái cà phê thuê. Vất vả là vậy nhưng cậu học trò Jrai này vẫn rất ham học, luôn cố gắng đến trường đều đặn. Động lực của em chính là sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy-cô giáo ở trường. Trong suốt 2 năm học vừa qua, thầy Vinh thường xuyên hỗ trợ gạo và các nhu yếu phẩm cần thiết cho Hinh. Năm học này, nhà trường tặng em một cây đèn sạc điện để em học tập vào buổi tối, ngoài ra còn tặng đồng phục, sách vở... Hinh còn được xe của trường đưa đón miễn phí.
Em Rơ Mah Beh (lớp 12A3) cũng là học sinh được các thầy-cô giáo của trường nhận đỡ đầu trong năm học mới này. Gia đình của Beh đặc biệt khó khăn, trong 6 anh chị em thì chỉ mình em được đến trường, những người còn lại phải đi làm thuê kiếm sống. Biết được hoàn cảnh của Beh, các thầy cô đã trực tiếp đến nhà vận động bố mẹ em, đồng thời hỗ trợ em đồ dùng học tập, đồng phục… để đến trường. Từ đó, cô học trò nhỏ này đã có thành tích học tập khá tốt, nhiều năm là học sinh khá giỏi của trường, nhiều lần được tuyên dương trước cờ và được hỗ trợ các suất học bổng. “Nhờ các thầy-cô giáo đến vận động bố mẹ mà em được tiếp tục đến trường. Thầy cô còn tặng quà, chỉ bảo em rất nhiều kỹ năng sống. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để thi đậu kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới”-Rơ Mah Beh tâm sự.
Hiện tại, giáo viên nhà trường đang nhận đỡ đầu cho 30 học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất. Bên cạnh đó, các thầy-cô giáo còn tự nguyện góp tiền xây dựng quỹ “Nâng cánh ước mơ”. Với nguồn quỹ này, 5 học sinh có thành tích học tập tốt nhất trong tháng sẽ được tuyên dương trong buổi chào cờ đầu tuần; đồng thời, được trao học bổng để có thêm động lực học tập. Ngoài ra, trước khi năm học 2018-2019 bắt đầu, nhà trường đã gửi thư ngỏ kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Nhiều đơn vị thấy được hoạt động ý nghĩa của trường nên đã tự nguyện đóng góp hơn 100 triệu đồng. Số tiền này sẽ được dành để hỗ trợ 20 học sinh (5 triệu đồng/em), chia đều cho 9 tháng học tập.
Chính nhờ sự quan tâm của thầy-cô giáo dành cho học sinh trên nên nhà trường luôn duy trì chất lượng giáo dục, tỷ lệ học sinh chuyên cần luôn đạt trên 98%. “Sự hỗ trợ của các thầy-cô giáo chung quy là mong muốn các em học sinh được học tập để thực hiện những mơ ước tương lai. Thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục duy trì hoạt động giúp đỡ, nhận đỡ đầu thêm nhiều em học sinh khó khăn”-cô Vũ Thị Mỹ Hằng-Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường THPT Trần Cao Vân-khẳng định.
Phan Lài

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.