Trao tặng "Tủ sách Đinh Hữu Dư" cho 4 điểm trường khó khăn tại Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 16-4, Đoàn cơ sở Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) khu vực miền Trung-Tây Nguyên và Cơ quan Thường trú TTXVN tại Gia Lai đã tổ chức lễ trao tặng "Tủ sách Đinh Hữu Dư" cho 4 điểm trường tiểu học khó khăn của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). 

Các điểm trường được trao tặng sách gồm: điểm trường thôn Ia Jip (xã Chư Drăng), điểm trường Chư Jú và Puh Chik (xã Ia Rsai) và Trường Tiểu học xã Đất Bằng.

Chương trình đã trao tặng hơn 3.500 cuốn sách kỹ năng, sách khoa học, văn học, truyện, báo thiếu nhi cùng các thiết bị thư viện thiết yếu như: giá sách, bàn đọc, quạt cây... với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, chương trình còn trao tặng công trình “Sân chơi ước mơ” với nhiều thiết bị đồ chơi ngoài trời như: cầu trượt, đu quay, xích đu… cho điểm trường thôn Ia Jip.

 Đoàn cơ sở Cơ quan TTXVN tặng tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Tiểu học xã Đất Bằng. Ảnh: Phương Linh
Đoàn cơ sở Cơ quan TTXVN khu vực miền Trung-Tây Nguyên tặng "Tủ sách Đinh Hữu Dư" cho Trường Tiểu học xã Đất Bằng. Ảnh: Phương Linh


Nằm trong chuỗi hoạt động thiện nguyện đầu tiên của Tuổi trẻ TTXVN tại địa bàn Tây Nguyên lần này, trong các ngày 15 và 17-4, Đoàn cơ sở TTXVN khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã tổ chức 2 buổi chia sẻ “Nói không với Fake News” dành cho khoảng 200 học sinh lớp 9 của Trường THCS Tôn Đức Thắng và THCS Phạm Hồng Thái (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Thông qua buổi chia sẻ với nhiều ví dụ minh họa thực tế và các trò chơi thực hành sôi nổi, các phóng viên, nhà báo trẻ của TTXVN đã giúp các em học sinh trang bị kiến thức về khái niệm tin giả, các loại tin giả, kỹ năng kiểm chứng thông tin cũng như cách ứng xử với tin tức xấu độc trên các loại hình thông tin, mạng xã hội hiện nay.

“Nói không với Fake News” dành cho học sinh là một trong 3 hợp phần của Dự án “Chống tin giả” của TTXVN được giao cho Đoàn Thanh niên TTXVN hướng tới triển khai thực hiện ở các bậc học từ tiểu học đến THPT trên tất cả 63 tỉnh, thành trong cả nước bắt đầu từ cuối năm 2019. Đến nay, chương trình đã được triển khai tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Nam...

Đây là dự án “Nói không với Fake News” dành cho học sinh đầu tiên trên thế giới do một cơ quan báo chí chính thống tổ chức. Dự án này đã đạt giải thưởng “Best project for news literacy" trong khuôn khổ Giải thưởng Truyền thông Digital châu Á 2020 của WAN-IFRA.
 

PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

(GLO)- Ngày 11-1, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông, Chi đoàn Cảnh sát Nhân dân I (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Biển Hồ tổ chức chương trình “Xuân gắn kết” tại Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.