Trao đi những giọt máu hồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 5-4 tới, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức ngày hội hiến máu hưởng ứng Ngày toàn dân HMTN (7-4) với mục tiêu phấn đấu tiếp nhận tối thiểu 500 đơn vị máu an toàn.

Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về việc vận động và khuyến khích Nhân dân HMTN và lấy ngày 7-4 hàng năm là Ngày toàn dân HMTN. Ngày toàn dân HMTN là dịp nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa cao đẹp của việc hiến máu cứu người, qua đó khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu, góp phần đưa phong trào HMTN lan tỏa, rộng khắp trong toàn xã hội.

Tại Gia Lai, Hội Chữ thập đỏ tỉnh-cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh thành lập cũng như kiện toàn Ban chỉ đạo vận động HMTN các cấp, đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa nhân văn của hoạt động hiến máu cứu người. Ông Dương Đình Diện-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh-cho biết: Qua tuyên truyền, vận động đã góp phần giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc HMTN. Bên cạnh đó, để thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu, các đồng chí trong cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo các cấp luôn tiên phong đi đầu HMTN. Từ đó, người dân thêm tin tưởng, cùng tham gia hiến máu và phong trào tiếp tục được lan tỏa.

Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện đã lan tỏa và thu hút đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh tham gia. Ảnh: N.N

Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện đã lan tỏa và thu hút đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh tham gia. Ảnh: N.N

Theo Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, nếu như năm 2006, ngành Y tế tỉnh chỉ tiếp nhận được 1.006 đơn vị máu an toàn thì năm 2023 đã tiếp nhận 18.758 đơn vị máu, đáp ứng nhu cầu máu điều trị và cấp cứu bệnh nhân. Ngoài đảm bảo nguồn máu có chất lượng cho ngành Y tế tỉnh và Bộ Quốc phòng, Gia Lai còn hỗ trợ ngành Y tế tỉnh Kon Tum gần 1.000 đơn vị máu an toàn, tham gia điều tiết máu quốc gia trên 2.000 đơn vị trong thời gian qua. Sau 18 năm triển khai phong trào HMTN trên địa bàn, tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận được 171.778 đơn vị máu toàn phần, hàng ngàn đơn vị máu tiểu cầu, góp phần quan trọng trong việc cấp cứu và điều trị người bệnh.

Nhiều năm trở lại đây, ngành Y tế tỉnh hầu như không phải sử dụng nguồn máu của người bán máu chuyên nghiệp. Trung bình mỗi năm, Gia Lai tổ chức trên 80 đợt HMTN và tiếp nhận thường xuyên 10.000-19.000 đơn vị máu; trong đó có hàng trăm đơn vị máu tiểu cầu. Ngoài các đợt hiến máu cố định, tỉnh còn tổ chức nhiều đợt hiến máu khẩn cấp trong các dịp hè, Tết và hiến máu khẩn cấp trong các trường hợp bệnh nhân cấp cứu cần máu. Từ đó, nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch, sản phụ bị băng huyết, trường hợp tai nạn giao thông… đã được các tình nguyện viên hiến máu cứu sống tính mạng.

“Thay mặt Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh và những người bệnh được cứu sống nhờ truyền máu, tôi xin cảm ơn và tri ân nghĩa cử cao đẹp của các tình nguyện viên và người dân đã tham gia phong trào HMTN của tỉnh thời gian qua. Hiến máu hoàn toàn không ảnh hưởng sức khỏe, tôi mong rằng mọi người có sức khỏe, có điều kiện hãy tham gia HMTN vì cộng đồng và vì chính mình”-ông Diện nhấn mạnh.

Hưởng ứng phong trào HMTN của tỉnh, rất nhiều tình nguyện viện, người dân đã tích cực tham gia. Nhiều người đã trở thành những tấm gương hiến máu tiêu biểu. Không chỉ hiến máu, họ còn vận động người thân, bạn bè cùng tham gia. Ông Nguyễn Giang Nam-Phó Chủ tịch UBND phường Phù Đổng (TP. Pleiku) là một trong những tấm gương hiến máu tiêu biểu toàn quốc. Ông chia sẻ: Nhận thấy ý nghĩa cao đẹp của việc hiến máu cứu người nên ông tham gia từ năm 2007 và đến nay đã có trên 50 lần hiến máu. Đồng thời, ông vận động được gần 1.000 lượt cán bộ, đoàn viên, thanh niên và người dân tham gia HMTN.

Đặc biệt, năm 2018, ông tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo vận động HMTN phường Phù Đổng và tổ chức ngày hội “Giọt hồng Phù Đổng” đều đặn từ đó đến nay. “Phường Phù Đổng là đơn vị duy nhất cấp xã của tỉnh duy trì tổ chức định kỳ ngày hội hiến máu hàng năm. Sau 6 năm tổ chức, ngày hội “Giọt hồng Phù Đổng” đã tiếp nhận 728 đơn vị máu an toàn”-ông Nam thông tin.

Hiến máu tình nguyện là hành động ý nghĩa, cao đẹp. Máu không thể tạo ra mà chỉ có thể được hiến tặng từ những người trong cộng đồng, dân tộc. Mỗi một người dân khỏe mạnh đừng ngần ngại trao đi những giọt máu hồng để tiếp sức sự sống, niềm tin cho những người bệnh hiểm nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.