Tranh "Mẹ và con" của Lê Thị Lựu giá 13 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tác phẩm tranh "Mẹ và con" của họa sĩ Lê Thị Lựu đã được gõ búa ở mức giá 529.200 euro (xấp xỉ 13 tỉ đồng).

Đây là tác phẩm có mức đấu giá cao nhất trong phiên Indochine (Đông Dương) của nhà Sotheby’s kéo dài 6 ngày từ 14 đến 21-4, với 49 lô gồm tác phẩm của các họa sĩ, giáo viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

 


Tác phẩm tranh "Mẹ và con" là hình ảnh người mẹ mặc áo lụa trắng bồng con, xung quanh được điểm xuyết bằng những lọ hoa. Tranh được đánh giá mang đậm nét văn hóa Á Đông.

Theo Sotheby’s, tranh vẽ bằng chất liệu mực và màu trên lụa, ra đời khoảng những năm 1960. Nhà đấu giá viết trên website: "Bức tranh lụa cảm động này đại diện cho phong cách Lê Thị Lựu, chan chứa tình yêu thương giữa mẹ và con". Ban đầu, tác phẩm kỳ vọng đạt mức giá khoảng 60.000 - 80.000 euro nhưng đã tăng vọt và đạt được con số ấn tượng.

Tác phẩm có giá cao thứ 2 với 4 tỉ đồng là "Những người bán hoa ven hồ Hoàn Kiếm" sáng tác năm 1963, không rõ tác giả, ký tên Phung Fu. Ngoài ra, các tác phẩm khác đều được bán với giá trên dưới 1 tỉ đồng. Tổng số tiền thu được xấp xỉ 1 triệu euro.

Lê Thị Lựu (1911-1988) là nữ họa sĩ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1940, bà sang Pháp và sống đến cuối đời. Chủ đề yêu thích của họa sĩ là phụ nữ, trẻ em Việt Nam. Phong cách Lê Thị Lựu hướng đến sự mềm mại, sang trọng, nét vẽ tinh tế, màu sắc vui tươi. Tranh của bà được giới thiệu tại nhiều phòng trưng bày ở Pháp.

Nhà đấu giá Sotheby’s có tuổi đời 278 năm trụ sở chính đặt tại London - Anh và chi nhánh tại New York - Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Moscow - Nga. Ngoài tranh, Sotheby’s còn đấu giá nhiều thể loại tác phẩm nghệ thuật khác như cổ vật, thời trang…

Theo H.Giang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.