Trần Duy Đức-thợ trẻ giỏi toàn quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2017 là bước ngoặt đáng nhớ của anh Trần Duy Đức-công nhân cạo mủ Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Bởi lẽ, anh được 5 lần vinh danh từ cấp nông trường đến Trung ương, đồng thời là người duy nhất đại diện cho ngành Cao su được vinh danh tại lễ tuyên dương điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2017.

Trở về sau khi được tuyên dương tại Hà Nội, anh Trần Duy Đức chia sẻ: “Tôi thật vinh dự khi được là một trong gần 400 đại biểu đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân tiêu biểu trên mọi miền Tổ quốc đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”.

 

Anh Trần Duy Đức. Ảnh: H.Đ.T
Anh Trần Duy Đức. Ảnh: H.Đ.T

Để có được tay nghề cao, có thành tích lao động xuất sắc, được tập thể ghi nhận là cả một quá trình rèn luyện và nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của chàng trai 35 tuổi này. Qua tìm hiểu được biết, năm 1984, Trần Duy Đức theo bố mẹ từ Nam Định vào Chư Prông lập nghiệp. Theo nghiệp bố mẹ, năm 1998, anh xin vào làm công nhân hợp đồng khai thác mủ tại Nông trường Cao su Thống Nhất. Để trở thành một người thợ giỏi như bây giờ, anh đã tích cực học tập và rèn luyện. Với nhiệm vụ chăm sóc và khai thác mủ cao su, anh nhận thấy nâng cao tay nghề là yếu tố quyết định đến việc duy trì ổn định chu kỳ khai thác và giúp tăng sản lượng mủ. Chính vì vậy, anh luôn nỗ lực không ngừng để từng đường cạo ngày một sắc sảo hơn.

Qua 19 năm gắn bó với cây cao su, Đức luôn coi việc chăm sóc cây cao su như chăm con mọn bởi công đoạn nào cũng đòi hỏi phải kỹ lưỡng và cẩn thận. Từ 3 giờ sáng, công nhân cạo mủ đã bắt đầu một ngày làm việc, đến 9 giờ là phải trút mủ. “Dẫu công việc có vất vả, mức lương hiện tại chỉ bằng một nửa so với những năm trước nhưng mình vẫn luôn lao động hăng say, tận tụy với công việc vì cây cao su đã gắn với cuộc đời mình”-anh Đức bộc bạch. Nhờ xác định được công việc của mình nên vườn cây anh nhận khoán luôn tươi tốt, sản lượng hàng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu Công ty giao.

Những nỗ lực đó của bản thân đã giúp anh đạt giải cao tại các cuộc thi tay nghề. Đặc biệt, trong đợt thi tay nghề năm 2016, anh đã đạt giải nhất cấp Nông trường, giải nhất cấp Công ty. Tiếp đó, trong hội thi cấp ngành, anh đã xuất sắc vượt qua 209 thí sinh trong toàn quốc giành điểm tuyệt đối để trở thành quán quân. Anh còn được Công đoàn ngành Cao su tuyên dương là công nhân cao su ưu tú Việt Nam năm 2017 và là một trong 60 thanh niên trong toàn quốc được Trung ương Đoàn tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi toàn quốc năm 2017”.

Không chỉ là công nhân xuất sắc, anh Đức còn tích cực tham gia hoạt động Đoàn. Đặc biệt, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhiều công nhân khác trong việc nâng cao tay nghề và kỹ thuật chăm sóc vườn cây cao su. Ngoài ra, anh còn là một điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Hiện gia đình anh có 500 cây cà phê, 700 trụ hồ tiêu, mỗi năm thu nhập thêm từ kinh tế vườn khoảng 70 triệu đồng.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

(GLO)- Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày (13 đến 15-5) tại TP. Hà Nội. Đại hội có sự tham gia của hơn 500 đại biểu là đội viên, thiếu nhi có thành tích xuất sắc đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tỉnh Gia Lai có 7 đại biểu.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Để tạo thuận lợi cho du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa dữ liệu nhiều “địa chỉ đỏ”.

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

(GLO)- “Gia Lai cho chúng em cảm giác thân thuộc như ở quê nhà. Người dân nơi đây luôn yêu thương, giúp đỡ lưu học sinh Lào. Nếu lựa chọn lại, em vẫn sẽ chọn sang đây du học”-Sidavong Sinnakhone-Sinh viên năm thứ 2 thuộc Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai-vui vẻ nói.