Emagazine

E-magazine Trăm năm cõi chè


Đang tha thẩn giữa đường thông, tôi bỗng nghe tiếng ai đó gọi tên mình. Ngoái nhìn, thấy một cô gái đi chiếc xe máy bết đầy bụi đỏ phía sau chở mấy bao nông sản đang rà chân cho xe chạy chầm chậm rồi dừng lại. Thấy tôi ngạc nhiên, cô gái lột chiếc khăn trùm mặt và cười tít mắt. Thì ra đó là cháu nội của cô tôi.

Vợ chồng cô tôi đưa 2 người con nhỏ từ Quảng Ngãi lên Gia Lai lập nghiệp vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Nơi gia đình cô định cư và sinh sống là đồn điền chè Biển Hồ. Đó cũng là cơ duyên để tôi sớm được đến và hòa mình với cõi chè này.



Mùa hè của gần 40 năm trước, khi còn là cậu học trò, tôi theo một người quen nhảy xe đò lên Pleiku, rồi từ đó đi khoảng 15 km đến nhà cô bằng xe đạp. Xóm nhà cô nằm sâu trong những đồi chè vắng vẻ và nép mình dưới những tán cây muồng già cao vút, nay thuộc thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh. Những căn nhà tường gạch, ngói vảy thấp lè tè, ẩm thấp và chật chội nằm hai bên con đường đất đỏ, mỗi khi mưa xuống bùn quện ngập chân.

Theo lời cô tôi, đây là những căn nhà do người Pháp xây cho nông phu ở từ khi lập đồn điền chè vào năm 1921. Trước đây, người làm phu đồn điền chè chủ yếu từ các tỉnh duyên hải miền Trung lên và từ Bắc vào. Họ ở chật kín các dãy nhà nhưng sau đó nhiều người bỏ đi nơi khác vì ở đây quá khó khăn, thiếu thốn. Đến thời điểm tôi có mặt, hầu hết những căn nhà vẫn còn nguyên nhưng đã xuống cấp, một số ít bị đổ nát, cây cỏ um tùm vì bỏ hoang lâu ngày.



Phần lớn những gia đình ở đây làm công nhân chè nhưng đều rất nghèo, phải khai hoang trồng lúa, trồng khoai, chăn nuôi heo, bò... nên cuộc sống rất cơ cực và lam lũ. Suốt mùa hè ấy, tôi ở lại nhà cô và ngày ngày cùng mọi người đến khu vực gần núi Chư Đang Ya làm ruộng rẫy hay lên rừng chặt củi. Thi thoảng, ban đêm, tôi lại theo anh Bảy Vện, con trai thứ của cô, đội đèn pin và dẫn chó vào rừng chè săn chồn, thỏ. Chúng nhiều vô kể, đào hang ẩn nấp dưới tán chè; trong khi anh Bảy Vện là tay thợ săn thiện chiến nên lần nào đi anh cũng có chiến lợi phẩm đem về.

Ngày ấy, Nhà máy chế biến chè Biển Hồ còn nằm trong chỗ đường thông. Thỉnh thoảng có đoàn chiếu phim lưu động đến phục vụ bà con ở sân nhà máy. Mỗi khi có chiếu phim, dù ngày đi làm mệt nhọc, đêm xuống, bà con cũng hào hứng chong đèn lội bộ đến xem và tôi cũng bị cuốn theo. Riêng thanh niên nam nữ địa phương thì rộn ràng như đi hội.



Mô hình tổ chức sản xuất chè tại Biển Hồ có nhiều thay đổi qua từng thời kỳ. Từ đồn điền thời Pháp thuộc đến nông trường, xí nghiệp sau ngày đất nước thống nhất, rồi sau này là công ty cổ phần. Vị thế của người dân gắn với cây chè cũng dần thay đổi, từ thân phận nông phu đã trở thành người làm chủ trên mảnh đất mà gia đình nhiều đời gắn bó. Chìa khóa mang tính quyết định là giao đất cho chính những người công nhân hái chè và thực hiện khoán sản phẩm. Người nhận khoán trồng, chăm sóc, thu hoạch và cung cấp nguyên liệu, còn công ty bao tiêu đầu ra. Nhờ vậy, người dân yên tâm sản xuất và có trách nhiệm cao với cây chè nên sản lượng cũng như chất lượng nguyên liệu được nâng lên.



Điều thay đổi rõ nhất là những ngôi nhà của phu chè nhỏ bé, chật chội xưa kia dần biến mất và thay vào đó là những ngôi nhà xây mới rộng rãi, khang trang. Đường sá cũng được mở rộng và trải nhựa sạch sẽ. Không còn cảnh đèn dầu leo lét, cả xóm điện sáng từ trong nhà ra ngoài đường. Nhà nào cũng đầy đủ các phương tiện, máy móc, xe cộ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.




Những năm tháng khốn khó, món quà của cô tôi thỉnh thoảng gửi về cho họ hàng ở quê thường là gói chè do chính tay cô hoặc các anh chị hái và tự chế biến. Chè được hái lúc sáng sớm khi trời còn mọng sương để đảm bảo sự tinh khiết, thơm ngon nhất có thể. Công đoạn sao, sấy hoàn toàn thủ công, không tẩm ướp nên cho ra một thứ trà khô thuần vị, thuần hương rất đỗi mộc mạc. Bao năm qua, cô dượng đã khuất núi nhưng tôi vẫn thường xuyên trở lại nơi này. Mỗi lần như vậy lại được thưởng thức hương vị thuần trà mộc mạc quen thuộc.

Nhưng cách đây vài năm, tôi về thăm và thắp hương cho cô dượng vào một ngày cận Tết. Anh Bảy Vện gửi tôi mang về quê ít trà uống Tết. Song, đó không phải những gói trà được bao gói sơ sài như mọi khi, mà là loại được đựng trong bao bì sang trọng, bắt mắt và có thương hiệu của Công ty cổ phần Chè Biển Hồ. Điều đó khiến tôi ngỡ ngàng. “Hàng loại 1 của Công ty đó”-anh Bảy Vện giới thiệu. Theo lời anh, những năm gần đây, chè Biển Hồ đã “lên đời” với những sản phẩm được chế biến chất lượng và đóng gói bằng bao bì kiểu mới. Vì thế mà người xứ chè này thường dùng sản phẩm này làm quà tặng tình thâm.



Còn theo ông Trịnh Đình Trường, khoảng 10 năm trở về trước, sản phẩm chè Biển Hồ gặp nhiều khó khăn về thị trường nên bán không được giá. Từ năm 2006 đến nay, khi thực hiện cổ phần hóa, Công ty chủ động, linh hoạt xây dựng chiến lược marketing, định vị thương hiệu nên sản phẩm đi nhanh, đi xa ra thị trường thế giới và quan trọng là có lãi vì được giá. Mỗi năm, Công ty xuất khẩu khoảng 700 tấn sản phẩm và thị trường chính là khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, ông Trường cho rằng đây mới chỉ là bước đầu và Công ty sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu… để từ đó mở rộng thị trường, tăng sản lượng và doanh thu xuất khẩu.

*

Tôi lại có dịp rảo bước giữa xứ chè Biển Hồ. Nắng sớm xuyên qua màn sương mỏng, long lanh như thủy tinh trải trên những đồi chè trập trùng với lớp lớp búp non xanh mơn mởn. Những chùm hoa muồng vàng cũng ánh lên trong nắng, duyên dáng điểm tô cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tôi đứng lặng người, hít căng lồng ngực bầu không khí trong ngần và lắng nghe hơi thở của đất trời, của nhựa sống đang chuyển động trong mỗi thân, mỗi cành, mỗi lá, mỗi búp chè.



Có thể bạn quan tâm

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.