Trạm đọc-Học chữ nhân ái: Sân chơi bổ ích cho trẻ em nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 3 tháng nay, Trạm đọc-Học chữ nhân ái do anh Trần Phước Lợi (SN 1988, thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh GIa Lai) thành lập đã trở thành nơi sinh hoạt, học tập của trẻ em. Cứ vào chủ nhật hàng tuần, các em lại cùng nhau đọc sách, giao lưu và kết nối tình yêu tri thức.

Anh Lợi chia sẻ: Trước đây, anh mở lớp dạy học cho trẻ em nghèo. Sau đó, anh nghĩ đến một mô hình hỗ trợ trẻ em có niềm đam mê với sách. “Thế rồi, được sự động viên, giúp đỡ của một người quen, tôi đã tổ chức mô hình Trạm đọc-Học chữ nhân ái với hy vọng các em sẽ có nơi giao lưu, học tập bổ ích, nhất là trong dịp hè”-anh Lợi kể.

Theo anh Lợi, trong khi trẻ em thành thị có nhiều cơ hội vui chơi, giải trí thì các em ở nông thôn lại rất thiếu sân chơi. Chính vì thiếu nơi vui chơi, học tập nên các em thường rủ nhau đi đến các khu vực nguy hiểm như: ao hồ, sông suối… để chơi đùa dễ dẫn đến tai nạn thương tích. Trạm đọc-Học chữ nhân ái được thành lập cũng vì lý do đó.

Trạm đọc-Học chữ nhân ái trở thành địa điểm sinh hoạt, học tập bổ ích của trẻ em xã Ia Phang, huyện Chư Pưh. Ảnh: N.Y

Trạm đọc-Học chữ nhân ái trở thành địa điểm sinh hoạt, học tập bổ ích của trẻ em xã Ia Phang, huyện Chư Pưh. Ảnh: N.Y

Trạm đọc tổ chức ngay tại nhà anh Lợi. Anh bố trí một không gian rộng rãi để làm nơi sinh hoạt, học tập cho khoảng 50 em nhỏ cùng lúc. Trạm mở vào chủ nhật hàng tuần. Ban đầu, chỉ có vài trăm đầu sách, nhưng nay đã trên 1.000 đầu sách các loại đáp ứng nhu cầu tham khảo, học tập và tích lũy kiến thức của các em. Không chỉ được thỏa niềm đam mê đọc sách, các em còn được tham gia các trò chơi như: vẽ tranh, tô màu, hát, múa và nhiều trò chơi lý thú khác.

Từ khi có trạm đọc, vào chủ nhật hàng tuần, em Ksor Pi (lớp 9, Trường THCS Lý Thường Kiệt, xã Ia Phang) thường đến đây để học tập. Em Pi bộc bạch: “Chú Lợi tốt lắm. Chú quan tâm giúp đỡ trẻ em nghèo, tặng sách vở, phát cháo và còn dạy các em học tập. Từ ngày có trạm đọc, tụi em không đi chơi xa, chỉ đến đây đọc sách, giao lưu, học tập vui vẻ”. Còn em Uyên (lớp 4, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Ia Phang) thì vui vẻ cho biết: “Ở đây có nhiều sách rất hay nên tuần nào em cũng đến đọc sách. Bố mẹ yên tâm khi tụi em đến đây học tập, vui chơi”.

Các bậc phụ huynh cũng phấn khởi khi Trạm đọc-Học chữ nhân ái đi vào hoạt động. Chị Siu HThai (làng Chư Bố 2, xã Ia Phang) cho hay: “Dịp hè này, 2 đứa nhỏ nhà mình đến đây vui chơi, học tập. Các con đọc sách, giao lưu với bạn bè và được anh Lợi dạy học”.

Anh Trần Phước Lợi nhận hỗ trợ từ Nhóm thiện nguyện An Nguyên Coffee & Books và Những Người Bạn (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Như Nguyện

Anh Trần Phước Lợi nhận hỗ trợ từ Nhóm thiện nguyện An Nguyên Coffee & Books và Những Người Bạn (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Như Nguyện

Không chỉ tổ chức sân chơi an toàn cho thiếu nhi, anh Lợi còn vận động các Mạnh Thường Quân hỗ trợ các em học sinh nghèo, khó khăn có thêm sách vở, đồ dùng học tập chuẩn bị năm học mới. Ngày 11-6 vừa qua, anh Lợi đã kết nối với nhóm thiện nguyện An Nguyên Coffee & Books và nhóm Những người bạn (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức giao lưu, tặng quà cho các em học sinh khó khăn. Ngoài ra, nhóm thiện nguyện còn trao tặng nhiều thiết bị cho trạm đọc. Tổng kinh phí quà tặng trên 25 triệu đồng do nhóm thiện nguyện huy động Mạnh Thường Quân ủng hộ.

Chị Ngô Thị Trâm Anh-Trưởng nhóm thiện nguyện-chia sẻ: “Mình biết đến Lợi qua một người bạn giới thiệu. Sau khi tìm hiểu, mình thấy mô hình Trạm đọc-Học chữ nhân ái rất thiết thực, ý nghĩa. Vì vậy, mình đã huy động các Mạnh Thường Quân hỗ trợ thêm nhằm giúp trạm đọc có điều kiện hoạt động”.

Không chỉ thành lập Trạm đọc-Học chữ nhân ái, anh Lợi còn phối hợp tổ chức phát hàng trăm suất cháo cho trẻ em nghèo, khó khăn trên địa bàn xã vào chủ nhật hàng tuần. Anh Lợi cũng đang ấp ủ dự định mở một lớp dạy vi tính cho trẻ em vùng sâu ngay tại nhà.

Có thể bạn quan tâm

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.

Trao yêu thương đầu năm mới

Trao yêu thương đầu năm mới

(GLO)- Ngay khi năm mới 2025 vừa sang, nhiều hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tinh thần trao yêu thương đầu năm mới chính là lời cam kết đầy tình người, rằng không ai bị bỏ lại phía sau.

Lan tỏa tình yêu đất nước cho thế hệ trẻ từ công trình “Đường cờ Tổ quốc”

Lan tỏa tình yêu đất nước cho thế hệ trẻ từ công trình “Đường cờ Tổ quốc”

(GLO)- Nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân, đặc biệt là các bạn trẻ, một số tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã thực hiện công trình “Đường cờ Tổ quốc”, “Đường cờ Đảng” tại các thôn, làng. 

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Gắn với nghiệp “gieo chữ”, những giáo viên vùng cao, giảng viên trẻ chung bầu nhiệt huyết, họ luôn giữ và thắp lên ngọn lửa tri thức, mang ánh sáng, trao những yêu thương, truyền cảm hứng gieo hy vọng cho bao thế hệ học trò vững vàng tiến bước.