Trai xinh, gái đẹp chọn nghề nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cả hai đều là những 'hot boy', 'hot girl' như cách gọi hiện nay nhưng họ đều chọn những ngành nghề không theo thời thượng.

Ngày Đỗ Thị Nhàn 22 tuổi, sinh viên năm 4 Khoa Chăn nuôi, ngành chăn nuôi thú y, Học viện Nông nghiệp VN (Hà Nội), đăng hình ảnh cô đang tiêm thuốc cho lợn, quét dọn chuồng lợn lên trên trang cá nhân Facebook, cô cũng không ngờ nhận được nhiều bình luận và chia sẻ như vậy.

 

Đỗ Thị Nhàn.
Đỗ Thị Nhàn.

Nhiều người đặt biệt danh cho Nhàn là “hot girl chăn lợn”, cô gái xinh đẹp này chỉ cười và cho hay, “tôi không ngờ mình lại được nhiều người quan tâm đến thế”. Chia sẻ với PV Thanh Niên, Nhàn cho hay lý do mình chọn ngành chăn nuôi thú y bởi đây là công việc gần gũi với cô và gia đình cô. Nhàn sinh ra và lớn lên ở xã Công Lý, H.Lý Nhân, Hà Nam. Gia đình Nhàn hiện đang có một trang trại nuôi gà vịt, lợn, do đó bố của Nhàn luôn muốn con gái theo học ngành thú y, chăn nuôi để sau này có thể phụ giúp gia đình.

“Ban đầu tôi học ngành này vì muốn làm bố vui lòng, nhưng về sau khi càng học nhiều, được đi thực tập nhiều nơi, tôi ngày càng yêu công việc này hơn”, Nhàn bộc bạch.

Nhàn cho biết sau khi tốt nghiệp, cô sẽ làm việc tại Hà Nội một thời gian để tích kiến thức, sau đó trở về quê hương Hà Nam để làm việc tại trang trại gia đình hoặc mở phòng thuốc riêng, đó sẽ là một chặng đường mà cô cần nỗ lực hơn từ bây giờ.

Nguyễn Đức Thông, 24 tuổi, quê ở H.Ứng Hòa, Hà Nội, sinh viên năm cuối ngành quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp VN, cho biết đến với ngành này nhờ một người bác trong gia đình tư vấn. “Gia đình tôi làm nông nghiệp, đang có một trang trại, do đó tôi chọn Học viện Nông nghiệp VN nhằm học hỏi được nhiều kiến thức để sau này có thể ứng dụng, cải thiện kinh tế gia đình”, Thông nói.

Nam sinh khá điển trai sinh năm 1994 này hiện đang đi thực tập tại một công ty tư nhân, công việc của anh là đo đạc đất đai khá vất vả, thu nhập khoảng dưới 5 triệu đồng/tháng.

“Tôi vẫn đang gắn bó với công việc này để không uổng phí những kiến thức học được. Phải thật sự đam mê với những gì mình đang theo đuổi mới có thể vượt qua được những vất vả trong nghề”, anh Thông bộc bạch.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.