Trả lương tương xứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày qua, dư luận quan tâm nhiều đến đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về lương tối thiểu (LTT) giờ trong quá trình lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định về LTT giờ cho người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo dự thảo, mức LTT giờ quy định theo 4 vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ. Theo ban soạn thảo, mức LTT giờ sẽ mở rộng độ bao phủ và tăng tính bảo vệ của LTT đối với các nhóm lao động làm những công việc linh hoạt, bán thời gian theo quy định của Bộ Luật Lao động (BLLĐ).

Thực ra, vấn đề LTT giờ đã được đề cập từ nhiều năm trước, đưa vào BLLĐ năm 2012. Điều 91 BLLĐ 2012 quy định "LTT được xác định theo tháng, ngày, giờ và xác lập theo vùng, ngành". Đến BLLĐ 2019, LTT ngành bị bỏ, chỉ còn xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ. Song, các văn bản điều chỉnh lương hằng năm chỉ quy định về LTT tháng mà không có LTT giờ.

Qua 2 năm bị tác động bởi đại dịch Covid-19, đông đảo NLĐ chuyển dịch từ khu vực chính thức sang phi chính thức, nên việc áp dụng LTT giờ là cần thiết và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ làm việc trong khu vực này. Các mức mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra, lấy cơ sở từ LTT hiện hành rồi chia cho 26 ngày là chưa phù hợp và thực tế vẫn còn thấp, chưa sát với thị trường lao động.

Theo pháp luật lao động: Mức LTT là mức lương thấp nhất được trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. LTT có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở xác định tiền lương cho NLĐ, là cơ sở xác định các chế độ phụ cấp theo lương, là cơ sở phản ánh mặt bằng giá trị hàng hóa sức lao động của từng quốc gia, đánh giá sự phát triển của nền kinh tế quốc gia...

Đưa ra mức LTT cũng nhằm bảo vệ NLĐ phải được trả lương để bảo đảm cuộc sống bình thường, không để doanh nghiệp (DN) làm bần cùng hóa NLĐ. Thế nhưng, trong thực tế, không ít DN tính toán theo kiểu "hơn thua từng xu" với NLĐ, lách luật bằng cách trả lương tháng và đóng BHXH cho NLĐ trên nền lương cao hơn LTT chẳng đáng là bao. Cách trả lương kéo giảm này cộng thêm các quy định hà khắc trong công việc hằng ngày đã gây ra những rạn nứt trong quan hệ lao động, dẫn đến tranh chấp, đình công. Còn những DN có quan hệ lao động tiến bộ thì ngoài trả lương tương xứng, còn có các phúc lợi cao hơn luật cùng những đãi ngộ khác để giữ chân NLĐ, từ đó ngày càng phát trển mạnh mẽ.

Vì vậy, đưa vào áp dụng LTT giờ là cần thiết. Mức LTT này nhằm hạn chế tình trạng trả lương quá thấp với NLĐ và khuyến khích những trường hợp trả cao hơn. Thực tế cũng chỉ ra rằng có những công việc mức lương theo giờ được thỏa thuận là khá cao, như tư vấn luật, giúp việc nhà hay gia sư dạy nhạc, dạy đàn... Mức lương cao không chỉ từ uy tín của người tư vấn, người dạy mà còn từ tình cảm, sự trân trọng của gia chủ đối với công sức lao động của NLĐ; hai bên thuận thảo và trân trọng nhau. Quan trọng nhất, tiền lương phải được trả tương xứng với công sức NLĐ bỏ ra.

Theo HOÀNG TRUNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.