Trà dâm bụt giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hoa dâm bụt có chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào.

Hoa dâm bụt là một loại thảo dược có nhiều công dụng, thường mọc ở vùng nhiệt đới. Công dụng của loại thảo dược này được phát hiển lần đầu tiên tại Angola, cùng với hương vị dễ chịu, nó đã trở nên rất phổ biến ở các nước Bắc Phi, Trung Đông và thậm chí ở cả châu Âu. Đây cũng là một loại thảo dược rất phổ biến ở nước ta.

 

 

Mặc dù người dân bản địa Ấn Độ thường ăn lá dâm bụt phơi khô như một loại rau, thì ở các khu vực khác trên thế giới, dâm bụt được sử dụng như một loại trà. Trên thực tế, hầu hết các loại trà đều có chứa thành phần của dâm bụt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong hoa dâm bụt có chất bioflavonoids (một chất chống oxy hóa), vitamin C và các khoáng chất khác nên nó có thể chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào từ quá trình oxy hóa... Trà dâm bụt có đặc tính kiểm soát cholesterol, quan trọng nhất là chúng có thể giúp làm hạ huyết áp.

Tạp chí Dinh dưỡng (Mỹ) năm 2010 đã báo cáo một nghiên cứu về tính năng kiểm soát huyết áp đối với những người có huyết áp cao hoặc tăng huyết áp nhẹ ở độ tuổi từ 30-70 tuổi. Kết quả cho thấy những người uống 3 tách trà dâm bụt/ngày đã có kết quả tốt hơn so với những người không uống loại trà này. Những người có huyết áp cao lúc bắt đầu nghiên cứu, sau khi uống trà đã giảm được huyết áp đáng kể.

Năm 2009, nhóm các chuyên gia trường Đại học Y Chung San (Đài Loan) phát hiện hoa dâm bụt có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh thấp tim. Nghiên cứu thực hiện đối với nước chiết xuất hoa dâm bụt các nhà khoa học phát hiện nước chiết này làm hạ thấp đáng kể mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa có hiệu quả quá trình oxy hoá của lipoprotein, bảo vệ thành động mạch thêm vững chắc.. Các nhà khoa học còn cho biết tác dụng chữa bệnh của hoa dâm bụt được nâng cao hơn nữa nếu kết hợp với rượu vang đỏ và trà để làm giảm lượng cholesterol và lipid trong máu.

Các nhà khoa học cũng thực hiện các so sánh giữa trà dâm bụt và trà đen. Kết quả cho thấy, sau 1 tháng sử dụng trà dâm bụt, chỉ số LDL cholesterol và HDL cholesterol của người bệnh được đưa về mức bình thường; còn trà đen chỉ có tác dụng tích cực đối với chỉ số HDL cholesterol.

Cách pha trà dâm bụt: Trà dâm bụt có thể được làm bằng hoa dâm bụt tươi hoặc khô và có thể uống nóng hoặc lạnh.

- Đổ 1 chén nước sôi lên 2-4 muỗng cánh hoa dâm bụt khô

- Đậy nắp và ngâm trong 10-15 phút.

- Lọc lấy nước

- Thêm một chút mật ong, nước chanh, hoặc vỏ cam quýt để tăng thêm hương vị thơm ngon của trà dâm bụt.

Hoặc:

- Ngâm hoa dâm bụt khô trong nước trong 2 ngày (không yêu cầu đun sôi)

- Lọc lấy nước uống.

Mai Thương (theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.