TP.HCM lại 'cầu cứu' Chính phủ gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc tại dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 (dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng).

Theo UBND TP.HCM, dự án hiện đã triển khai thi công đạt hơn 90% khối lượng công việc. Nhà đầu tư đã có cam kết về việc hoàn thành xây dựng cống Bến Nghé - 1 trong những hạng mục quan trọng của công trình và đề nghị các cơ quan của thành phố tháo gỡ khó khăn để nhà đầu tư có đủ điều kiện triển khai. Tuy nhiên, đến nay, dự án còn tồn đọng 3 khó khăn, vướng mắc lớn.

Sau 3 năm Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó, dự án chống ngập 10.000 tỉ vẫn 'tắc'

Sau 3 năm Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó, dự án chống ngập 10.000 tỉ vẫn 'tắc'

Vướng mắc đầu tiên là chưa xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện đối với dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi, mà các nội dung thay đổi dẫn đến dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia.

Trong trường hợp này, dự án trong quá trình thực hiện có khả năng phát sinh dẫn đến tổng mức đầu tư vượt trên 10.000 tỉ đồng. Hiện nay, Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư không có quy định về thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi.

Khó khăn thứ hai là không có nguồn vốn để hoàn thành công trình. Nguyên nhân xuất phát từ việc Ngân hàng BIDV không đủ cơ sở để ký phụ lục hợp đồng tín dụng với Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 để trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện gia hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn. Hiện nay, chưa có cơ sở để huy động nguồn vốn ủy thác để nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án tiếp tục thi công, hoàn thành công trình.

Để khắc phục thiếu sót liên quan phương án thanh toán cho nhà đầu tư, UBND TP.HCM kiến nghị xem xét điều chỉnh phương án thanh toán Hợp đồng BT đã ký kết, theo hướng thanh toán bằng quỹ đất trước cho nhà đầu tư tương ứng với phần giá trị dự án BT hoàn thành theo tiến độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; phần chênh lệch sẽ được thanh toán bằng tiền để đảm bảo phù hợp với quy định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Sau khi điều chỉnh phụ lục Hợp đồng BT với nội dung như nêu trên thì dự án cơ bản khắc phục các thiếu sót tại Điều 1 Nghị quyết 40/2021 của Chính phủ, có đủ cơ sở để thanh toán các khu đất đã xác định trong hợp đồng BT theo quy định hiện hành.

Theo đó, đối với các khu đất đã xác định trong hợp đồng BT, UBND TP HCM thực hiện trình tự thanh toán quỹ đất như các dự án BT thông thường theo quy định.

Một vướng mắc khác tại dự án là chưa có cơ sở thanh toán hợp đồng BT.

Theo UBND TP HCM, do tổng mức đầu tư dự án có sự thay đổi, thời gian thực hiện dự án đã hết, việc ký kết hợp đồng và thực hiện có một số thiếu sót, để đảm bảo cơ sở pháp lý thì cần triển khai thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án. Tuy nhiên, thực tế, thủ tục điều chỉnh tổng thể dự án rất phức tạp do quy định của pháp luật, mất nhiều thời gian và cần thương thảo thống nhất với BIDV và nhà đầu tư về cách tính lãi vay.

Do đó, TP HCM đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án. Cụ thể, thực hiện đồng thời thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để làm cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng BT thay đổi phương án thanh toán. Sau khi điều chỉnh thì dự án cơ bản khắc phục các thiếu sót tại Điều 1 Nghị quyết 40/2021.

Đây chính là cơ sở để TP HCM có thể bắt đầu thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất là các khu đất đã xác định trong hợp đồng BT theo quy định hiện hành, giải quyết được nguồn vốn cho nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công trình, giảm bớt chi phí phát sinh lãi vay trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.

Đây là lần thứ 3 TP.HCM phải "cầu cứu" Chính phủ về dự án chống ngập 10.000 tỉ. Sau khi dự án tiếp tục phải dừng thi công lần thứ 2 vì thiếu vốn vào năm 2020, theo đề xuất của UBND TP, ngày 1.4.2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 40 về việc tiếp tục triển khai Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM, giai đoạn 1. Trên cơ sở đó, UBND TP cho gia hạn hoàn thành dự án đến năm 2023, đồng thời làm việc với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng BIDV để tháo gỡ việc tái cấp vốn và giải ngân cho dự án. Dù vậy, cũng phải kéo tới tháng 1.2023, phụ lục hợp đồng mới được ký kết và hai tháng sau, công trình mới được tái khởi động. Tuy nhiên, dự án lại tiếp tục vướng với thủ tục giải ngân theo yêu cầu từ ngân hàng.

TP.HCM loay hoay mãi không có lối ra, tháng 9.2023, Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác do Phó thủ tướng Trần Lưu Quang làm tổ trưởng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm tổ phó, từ đó gỡ vướng cho dự án thông qua Nghị quyết số 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và Nghị quyết số 40 của Chính phủ.

Thời gian qua, Phó thủ tướng nhiều lần thúc giục, UBND TP.HCM cũng liên tục có văn bản chỉ đạo, tổ chức họp với các sở, ban, ngành, song theo báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng thì dự án vẫn chưa thể về đích như đã hẹn và UBND TP đang chờ Chính phủ có nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 40.

Theo Hà Mai (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất