TP.HCM: Đặc sắc ở Chợ Hoa Xuân "Trên bến dưới thuyền" năm 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chợ Hoa Xuân "Trên bến dưới thuyền" sẽ diễn ra từ ngày 27/1 (tức từ 15 tháng Chạp và kéo dài đến 30 Tết) tại bến Bình Đông (quận 8, TP.HCM) quy tụ khoảng trên 500 nhà vườn.
 
Chợ Hoa xuân Trên bến dưới thuyền năm 2020. (Nguồn: Báo Tin tức)
Chợ Hoa xuân Trên bến dưới thuyền năm 2020. (Nguồn: Báo Tin tức)
Chợ Hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” năm 2021 đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào chuỗi các sự kiện văn hoá nghệ thuật, lễ hội tiêu biểu thường niên của thành phố.
Đây là thông tin được đưa ra tại buổi giới thiệu chương trình Chợ Hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” Tết Tân Sửu năm 2021 do Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban nhân dân Quận 8 tổ chức ngày 26/1.
Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 8 cho biết, nhằm gìn giữ, phát huy nét văn hóa truyền thống Tết cổ truyền của dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng, tạo thương hiệu riêng, độc đáo, đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng lãm, mua sắm của du khách, 8 năm qua, Chợ Hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền" tại bến Bình Đông (Quận 8) đã trở thành không gian văn hóa đặc trưng, điểm đến du lịch đặc sắc của thành phố và khu vực này.
Năm nay, Chợ Hoa Xuân "Trên bến dưới thuyền" sẽ diễn ra từ ngày 27/1 (tức từ 15 tháng Chạp và kéo dài đến 30 Tết), quy tụ khoảng trên 500 nhà vườn từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp…tham gia kinh doanh, trưng bày sản phẩm với nhiều chủng loại cây, hoa kiểng phong phú, mới lạ, đặc sắc.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hoa, nổi bật tại Chợ Hoa Xuân "Trên bến dưới thuyền" năm nay là mô hình trưng bày hoa đặc sắc của Đà Lạt, hoa giấy cẩm thạch ngũ sắc của huyện Chợ Giắt (Bến Tre), góp phần tạo nên không gian hấp dẫn, vừa hiện đại vừa truyền thống mang đậm nét đặc trưng của miền sông nước, phục vụ nhu cầu thưởng lãm, mua sắm của người dân.
Chợ Hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền" năm 2021 còn tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống trên 2 ghe bầu dọc tuyến kênh Tàu Hủ, từ cầu tàu (phường 11) đến cầu số 6 (phường 14); trang trí tiểu cảnh ở tuyến đường Bến Bình Đông từ đường Đinh Hòa đến đường Phan Huy Bích.
Cùng với đó là tổ chức 20 gian hàng ẩm thực phía trước khu vực Trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt; tổ chức Hội thi ảnh lần thứ 8 năm 2021 chủ đề “Trên bến dưới thuyền” và Hội thi thuyền hoa chủ đề “Sắc Xuân;” biểu diễn Lân Sư Rồng lần 3-năm 2021 từ ngày 6 đến 9/2 tại khu vực sân khấu chính trên đường Nguyễn Văn Của.
Ban tổ chức cũng thực hiện tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường của thành phố và trên địa bàn Quận 8; tổ chức tuyến đi bộ bến Bình Đông từ đường Đinh Hòa đến đường Nguyễn Văn Của, dài 525m vào 18 giờ đến 22 giờ từ 6-10/2.
Theo ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Chợ Hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” là hoạt động, nét văn hóa tiêu biểu của thành phố, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị, tinh hoa tốt đẹp của truyền thống dân tộc; lưu truyền và phát huy nét độc đáo trong văn hóa Việt.
Ngoài ra, Chợ Hoa Xuân còn phát huy tối đa thế mạnh và điều kiện tự nhiên đặc thù mang đậm dấu ấn “Trên bến dưới thuyền.” Qua đó, nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu Chợ Hoa Xuân Quận 8, hình thành điểm đến du lịch đường bộ, đường thủy mang đậm nét đặc sắc của quận và thành phố dịp Tết Nguyên đán.
Thu Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.