Tòa nhà đầu tiên tại TP.HCM kết nối tầng hầm với ga metro số 1

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 10.5, Masterise Homes chính thức cất nóc tòa nhà Marina Central Tower trong khu phức hợp bất động sản hàng hiệu Grand Marina, Saigon (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM).

Chủ đầu tư cho biết, đây là tòa nhà đầu tiên của TP.HCM kết nối tầng hầm vào ga tuyến metro số 1 ở nhà ga Ba Son. Tòa nhà được xây dựng trên khu đất rộng 6.000 m2, với chiều cao 55 tầng nổi và 5 tầng hầm bên cạnh các tòa tháp căn hộ hàng hiệu Marriott và JW Marriott tại Grand Marina, Saigon. Tòa nhà là khu phức hợp gồm văn phòng, trung tâm thương mại, với tổng diện tích sàn trên 106.000 m2 sàn. Đây cũng là toà nhà nằm trong dự án bất động sản hàng hiệu lớn nhất thế giới cho đến thời điểm này do hai thương hiệu Marriott và JW Marriott quản lý vận hành và khai thác.

Ông Nguyễn Khắc Đồng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng An Phong, tổng thầu dự án cho biết đây là tòa nhà nằm trong số các tòa nhà cao nhất của thành phố nên gặp nhiều thách thức nhiều khi thi công khi có đến 5 tầng hầm, với 10.000 khối bê tông. Đây là số lượng một mẻ bê tông lớn nhất từ trước đến nay. 5 tầng hầm của tòa nhà kết nối trực tiếp với nhà ga Ba Son của tuyến metro số 1. Khi tuyến metro số 1 hoàn thành, cư dân, hành khách có thể đi bộ từ tòa nhà xuống tàu điện ngầm và ngược lại một cách nhanh chóng và dễ dàng vì cửa ga Ba Son cũng nằm trước cửa tòa nhà. Để hoàn thành, nhà thầu An Phong đã phải ngày đêm nghiên cứu giải pháp thi công. Biến thách thức của dự án thành thành quả.

Tòa nhà đầu tiên tại TP.HCM được cho là kết nối với tuyến metro số 1

Tòa nhà đầu tiên tại TP.HCM được cho là kết nối với tuyến metro số 1

Trong khi đó, theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, hiện nay chỉ có 3 tòa nhà được phép kết nối vào 3 nhà ga metro số 1. Các tòa nhà muốn kết nối nhà ga metro số 1 phải xin phép, được đồng ý của cơ quan chức năng mới được kết nối vì phải phù hợp quy hoạch ngầm.

Đối với phát triển không gian ngầm, ông Trương Trung Kiên, Phó giám đốc Sở QH-KT TP.HCM nói rằng khi xây dựng các tuyến metro đều phải tuân thủ các quy định liên quan, lấy ý kiến nhiều bên để đánh giá, xác định hành lang ảnh hưởng, phạm vi bảo vệ để tránh tác động đến không gian ngầm chung của đô thị. Trong đồ án quy hoạch chung đô thị đang điều chỉnh, nội dung về không gian ngầm sẽ được làm đầy đủ. Thành phố sẽ xác định khu nào khuyến khích phát triển, khu nào cần hạn chế, khu vực nào không được làm theo cả chiều ngang, chiều dọc, chiều sâu. Đồng thời, chúng tôi cũng tính toán việc kết nối không gian ngầm các công trình với không gian ngầm công cộng.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.