Tố giác, tiền thưởng và nghi kỵ, chia rẽ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh hiện nay, thứ tư duy "chống dịch như chống giặc", "loại bỏ Covid-19 ra khỏi cộng đồng" khiến không ít địa phương, cá nhân có lối diễn dịch chủ quan và hành động cực đoan, phản cảm, đã không còn phù hợp.

Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định thưởng tiền với mức từ 1 đến 2 triệu đồng cho người dân có công phát hiện, tố giác những trường hợp từ tỉnh ngoài, từ vùng có dịch (diện sẽ phải đi cách ly) về hoặc đến địa phương, khu dân cư mà người tố giác đang sinh sống, hoặc tố giác người tự ý ra khỏi nơi cách ly tập trung, cách ly tại nơi cư trú…

Quyết định của tỉnh Vĩnh Phúc ra đời sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19…

Trước đó, vào tháng 9/2021, UBND Tp Vinh, tỉnh Nghệ An cũng có chủ trương khuyến khích người dân phát hiện, tố giác các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, với mức thưởng từ 1 đến 5 triệu đồng.

Không ít ý kiến bày tỏ đồng tình, hoan nghênh, mong muốn biện pháp này được lan rộng, phổ biến.

Trong hành trình chống dịch, với tư duy nhanh chóng loại Covid-19  ra khỏi cộng đồng, với ý chí quyết tâm "Covid, mi phải chết", một vài địa phương nảy sinh rất nhiều cách làm khác lạ, như là dán giấy niêm phong cửa xe ô tô khi qua tỉnh, thành phố; đổ đất đá ngăn đường; khóa nhà có người cách ly; lập rào chắn, chốt chặn các ngả đường…

Dùng tiền khuyến khích người dân phát hiện, tố giác người vi phạm quy định về phòng chống dịch, như vài địa phương kể trên, là một cách làm mới lạ thế chăng?

Từ cả chục năm về trước, cả nước đã dấy lên phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, trong đó khuyến khích người dân cung cấp thông tin phát hiện, tố giác tội phạm. Từ phong trào này, cơ quan chức năng có thêm thông tin có giá trị, tăng cường hiệu lực đấu tranh với các loại tội phạm hình sự, kinh tế, an ninh quốc gia.

Phong trào này đến nay vẫn được mặt trận, đoàn thể và lực lượng chức năng vận động, duy trì, phát huy.


 

Người dân khai báo y tế bằng mã QR tại chốt kiểm soát dịch COVID -19. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Người dân khai báo y tế bằng mã QR tại chốt kiểm soát dịch COVID -19. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)


Việc thưởng tiền khuyến khích người dân phát hiện, tố giác những người vi phạm quy địch phòng chống dịch Covid-19, lại là vấn đề hoàn toàn khác.

Virus corona có thể tấn công bất kỳ ai, không chừa một ai. Những người bị nhiễm Covid-19, họ là nạn nhân, là bệnh nhân, đối tượng cần được cộng đồng, xã hội cảm thông, chia sẻ và được ưu tiên chăm sóc, chữa trị. Dù cá nhân nào vô tình hay cố ý vi phạm nội dung quy định phòng chống dịch Covid-19 thì trước hết, không nên, hoặc chưa vội xem họ là tội phạm. Và như thế không nên khuyến khích cộng đồng tố giác họ.

Đến thời điểm này, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những nhận thức mới về phòng chống dịch, căn cơ hơn và khoa học hơn. Tư duy "zero Covid"trở nên thiếu khoa học và không thực tế. Có quốc gia nhìn nhận Covid-19 như một loại cúm mùa hoặc bệnh đặc hữu. Vượt lên sợ hãi, sống chung với Covid-19 là xu hướng tất yếu, phổ biến hiện nay. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch covid-19" thể hiện tư duy mới, nhận thức mới.

Trong bối cảnh hiện nay, thứ tư duy "chống dịch như chống giặc", "loại bỏ Covid-19 ra khỏi cộng đồng"khiến không ít địa phương, cá nhân có lối diễn dịch chủ quan và hành động cực đoan, phản cảm, đã không còn phù hợp.

Thủ tướng Chính phủ từng kêu gọi toàn dân thi đua đoàn kết chống dịch Covid-19. Dùng tiền khuyến khích người dân phát hiện tố giác người vi phạm quy định về phòng chống dịch không gắn kết cộng đồng thi đua đoàn kết, ngược lại, sẽ thêm phần nghi kỵ, chia rẽ.

Chưa biết đến thời điểm này, ở địa phương có sáng kiến dùng tiền khuyến khích việc phát hiện, tố giác, đã có được bao nhiêu nguồn tin, bao nhiêu người đã được nhận tiền thưởng? Hy vọng sẽ không có một ai. Thay vào đó, mọi người dân đều tự giác chủ động tuân thủ "5K" cùng những tư vấn, khuyến cáo về phòng tránh dịch của chính quyền và giới chuyên môn.

https://danviet.vn/to-giac-tien-thuong-va-nghi-ky-chia-re-20211025152155669.htm
 

Theo Uông Ngọc Dậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.