Tình yêu anh lính Tây nguyên với cô gái Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bé Phạm Huyền Thư đã gần 4 tuổi, mái ấm của gia đình trung úy chuyên nghiệp Phạm Văn Minh (34 tuổi) và chị Phan Thị Đào (24 tuổi) đang đầy ắp tiếng cười hạnh phúc.

Nhưng để có niềm hạnh phúc như hôm nay, Minh và Đào đã vượt qua nhiều khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

 

Gia đình nhỏ nhưng tràn đầy hạnh phúc của Minh và Đào.
Gia đình nhỏ nhưng tràn đầy hạnh phúc của Minh và Đào.

Cuộc gặp gỡ ở cà phê phố núi

Mặt chị Đào ửng hồng khi nhắc đến chuyện tình lãng mạn của mình với anh chiến sĩ Tây nguyên. Tháng 5-2013, trong một lần lên Tây nguyên thăm người bạn gái cùng trường, cô sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM gặp và làm quen với thiếu úy chuyên nghiệp Phạm Văn Minh. Trong buổi gặp gỡ, trò chuyện ở quán cà phê phố núi Pleiku, hai bên cảm mến nhau bởi giọng nói, nụ cười. Kết thúc buổi trò chuyện, Minh và Đào chia tay nhau trong lưu luyến và không quên cho nhau số điện thoại, địa chỉ Facebook của mình. Kể từ đó, họ thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại và Facebook.

Giữa tháng 7-2013, trong một lần xuống Bến xe Miền Đông (TP.HCM) để tiếp tục đón xe đi thăm người dì ruột tại Bình Dương, Minh hẹn gặp Đào. Qua trò chuyện, biết Minh không quen thuộc đường sá phía nam, Đào đã tự nguyện làm người dẫn đường đưa Minh đến Bình Dương; tiện thể, cô dẫn Minh về nhà mình chơi.

Sau đó 2 tháng, trong một lần thi đấu bóng chuyền, Minh không may bị gãy tay, phải nằm viện điều trị dài ngày. Biết tin, Đào từ TP.HCM lên Tây nguyên thăm, trong sự bất ngờ đến ngỡ ngàng của Minh. Trước sự ân cần chăm sóc của người bạn gái Sài Gòn, Minh ngỏ lời yêu và được Đào đồng ý. Tình yêu giữa Minh và Đào ngày càng nồng nàn, thắm thiết.

Chuyện chẳng có gì đáng nói, nếu như tình yêu của họ không phải vượt qua rào cản lớn của gia đình hai bên. Ngừng một lát, Đào tiếp: Khi hay tin con trai mình đem lòng yêu một cô gái Sài Gòn, mẹ của Minh nhất quyết không đồng ý. Do bố mất sớm, Minh lại là con duy nhất trong gia đình, nên mẹ của Minh đòi anh phải lấy vợ ở quê (Nam Đàn, Nghệ An) để giúp đỡ mẹ khi anh đi vắng. Không chỉ có mẹ, mọi người trong dòng họ cũng phản đối Minh yêu và cưới Đào làm vợ.

Về phía Đào, khi biết con gái mình đem lòng yêu anh bộ đội, mẹ Đào cũng nhất quyết phản đối. Phần vì Đào mới lớn, chưa một lần xa vòng tay bố mẹ để sống tự lập; phần vì nếu lấy chồng, sẽ phải lấy chồng xa. Mẹ Đào thẳng thắn: “Nếu cưới Minh, mẹ sẽ không coi con là con cái trong gia đình”... Tuy vậy, Đào vẫn nhất quyết gửi trọn niềm tin, dành trọn tình cảm của mình cho Minh. Mặc dù không được gia đình hai bên đồng ý, Minh và Đào vẫn quyết định tiến tới hôn nhân, đăng ký kết hôn...

Hạnh phúc nơi núi rừng

Tháng 6-2014, bé gái đầu lòng Phạm Huyền Thư chào đời trong muôn vàn khó khăn của hai vợ chồng. Hai mẹ con Đào về sống tại huyện Củ Chi (TP.HCM), mọi công việc trong nhà đều do Đào gánh vác, bởi Minh bộn bề công việc trong quân ngũ. Để chồng yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đào đã nỗ lực chu toàn mọi việc gia đình.

Cuối năm 2014, khi mẹ của Đào dần nguôi ngoai cơn giận, Đào và Minh bàn bạc, xin phép mẹ vợ tổ chức đám cưới nho nhỏ tại TP.HCM. Khi bé Huyền Thư gần 5 tháng tuổi, Minh với Đào dẫn con gái về thăm gia đình bên nội. Trước tình cảm và hạnh phúc vợ chồng, tiếng trẻ bi bô trong ngôi nhà vắng vẻ, mẹ Minh cũng dần bớt giận và đón nhận đứa cháu gái của mình.

Đào chia sẻ: Khi bé Thư gần 1 tuổi, để gia đình có điều kiện chăm sóc nhau, Đào quyết định đưa con lên Tây nguyên sinh sống. Đôi vợ chồng trẻ đã thuê một ngôi nhà cách đơn vị Minh công tác hơn 20 km đường rừng. Mỗi tuần 1 lần, vào ngày nghỉ, Minh lại được sum họp bên vợ con...

Kể về những vất vả hằng ngày, Đào kể: Cứ tưởng lên Tây nguyên có cuộc sống ổn định, bởi được gần chồng sẽ giảm bớt khó khăn, ai ngờ nơi đất khách, không có người thân khiến mẹ con cứ lủi thủi trong nhà. Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong những năm qua là lúc đơn vị Minh thực hiện nhiệm vụ phải cấm trại. Lúc đó, gần 4 tháng trời Minh không được về thăm nhà. Để vợ chồng, cha con gặp nhau, Đào phải chạy xe máy chở bé Thư vượt hơn 20 km đường rừng vào đơn vị thăm chồng. Nhiều hôm, đêm tối và đường rừng khó đi khiến hai mẹ con té ngã; có hôm thăm chồng trở về, xe vướng phải cây đổ giữa đường, trong khi điện thoại rơi vỡ không thể liên lạc được, mẹ con phải ngồi mấy tiếng đồng hồ giữa rừng chờ cho trời sáng, có người đi qua mới nhờ được về đến nhà.

Khó khăn là thế, nhưng tình yêu của anh lính Tây nguyên với cô gái Sài Gòn đã vượt qua tất cả. Hiện tại, tổ ấm Đào - Minh đang ngập tràn hạnh phúc trong khu tập thể của Cục Kỹ thuật (Quân khu 5). Minh chia sẻ: “Mặc dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng có được người vợ đảm đang và gánh vác mọi công việc như vậy đã giúp tôi yên tâm công tác, gắn bó với đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Gia Hương/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thư chúc mừng 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Thư chúc mừng 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhân dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), chị Nguyễn Phạm Duy Trang-Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư gửi thư chúc mừng tới các đồng chí cán bộ phụ trách Đội các thời kỳ và các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng cả nước.
Ươm những “mầm xanh”

Ươm những “mầm xanh”

(GLO)- Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Đội TNTP Hồ Chí Minh, công tác Đội và phong trào thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày càng phát triển sâu rộng, nhiều phong trào hay, mô hình sáng tạo được nhân rộng, góp phần ươm những “mầm xanh” tương lai.
Gia Lai: Hoàn thành Đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp cơ sở

Gia Lai: Hoàn thành Đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp cơ sở

(GLO)- Thông tin từ Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai, 227 tổ chức Hội cấp cơ sở và tương đương thuộc 18 Hội LHTN Việt Nam huyện, thị xã, thành phố và đơn vị trực thuộc đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029, vượt tiến độ đề ra theo dự kiến hoàn thành trước 31-5-2024.
Điều dưỡng viên-những cống hiến thầm lặng

Điều dưỡng viên-những cống hiến thầm lặng

(GLO)- Mỗi một bệnh nhân khỏe mạnh ra viện không chỉ nhờ sự chăm sóc, điều trị của các bác sĩ, mà còn nhờ sự chăm sóc tận tụy của các điều dưỡng. Công việc của điều dưỡng tuy âm thầm nhưng góp phần quan trọng trong việc giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Thành “tỷ phú nông dân” nhờ chuyển đổi cây trồng

Thành “tỷ phú nông dân” nhờ chuyển đổi cây trồng

(GLO)- Dám nghĩ, dám làm là những điều chúng tôi cảm nhận được về anh Đỗ Văn Chuyên (thôn Thống Nhất, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện). Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với sự siêng năng, chịu khó, anh đã trở thành tỷ phú trên chính mảnh đất do ông cha để lại.