Tình xuân độ lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Bên nhau nâng ly rượu quên những ngày vất vả ngược xuôi”, câu hát trong bài ca xuân quen thuộc đã nói lên hết tình cảm cũng như mong ước con người ngày Tết. Câu ca cũng thể hiện đầy đủ cái tình độ lượng ngày xuân, xóa đi tất cả những gì gọi là xui xẻo, thay bằng niềm tin tưởng mong chờ bao điều may mắn.

Trong cái Tết đặc biệt này lại thấy có bao điều độ lượng, ấm áp, ân tình. Đầu tiên, cảm nhận trời đất vào xuân, cỏ cây tạo vật, con người... cũng đổi thay, tươi mới, ấm áp, tin yêu, mang tới những suy nghĩ, việc làm tích cực, giàu năng lượng. Ngó sang cây xoài hàng xóm bung tỏa những chấm trắng li ti, nhú lên những chiếc lá non đầu cành, tự nhiên cảm thấy thơ thới, dễ chịu lạ. Xoài nở nhiều bông là sắp nắng gắt đây. Mong mưa nắng thuận hòa, vì đã hơn 1 năm rồi, dịch giã gieo rắc quá nhiều lo toan, phiền muộn.

Người dân Gia Lai đón Tết trong an toàn, ấm áp. Ảnh: Trần Dung
Người dân Gia Lai vừa đón một cái Tết "đặc biệt" trong hoàn cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Trần Dung


Đâu xa, những đồng nghiệp của tôi cho đến ngày 29, 30 Tết, rồi sau đó, vẫn còn tất tả lo lắng bù đầu vì công việc. Xót lòng khi nhận điện thoại của anh em đề nghị bổ sung thêm người phối hợp làm nhiệm vụ, vì không thể kham nổi và còn vì phải lo liệu chuẩn bị Tết cho gia đình. Công việc, nhiệm vụ lúc này là trên hết nhưng có phải đề nghị đó là không chính đáng và hợp lý đâu? Rồi mấy đồng nghiệp đang ở khu vực bị phong tỏa, cách ly cũng nơm nớp lo sợ, cũng bù đầu vì công việc, liên tục cập nhật chỉ đạo, kịp thời phản ánh tình hình, bất kể đêm hôm.

Vẫn biết tác nghiệp trong điều kiện dịch bệnh là “liều thuốc thử” cần thiết để rèn luyện, trưởng thành, tiến bộ. Vẫn biết người trẻ có thừa sức khỏe, xông xáo, nhiệt tình nhiệt huyết. Nhưng họ đang ở trong vùng nguy hiểm, nhiệm vụ đối với họ còn nhiều lạ lẫm, mới mẻ nên cũng nhiều thách thức. Tết này, họ cũng như nhiều đồng nghiệp khác thật vất vả nhưng nhờ có họ, đơn vị chúng tôi bám nắm địa bàn, phản ánh tình hình kịp thời, sâu sát, nhất là chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và địa phương về công tác phòng-chống dịch ở vùng có dịch, nơi bị phong tỏa, cách ly, đặc biệt là lực lượng làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu.

Càng hiểu hơn nỗi vất vả, lo toan, không chút than trách mà độ lượng của bao người, lãnh đạo các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh, những Mạnh Thường Quân, các lực lượng trên tuyến đầu thầm lặng chống dịch và phục vụ người dân vui xuân, đón Tết. Sự hàm ơn đối với những ai không có Tết, quên Tết vì nhiệm vụ, thực sự chân thành! Rõ ràng, đây là cái Tết đặc biệt, sáng lên của trách nhiệm cùng sự bao dung, ân tình mà không từ ngữ nào diễn tả hết.

Liên tiếp những trường hợp cách ly y tế có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2. Liên tiếp nhiều trường hợp được đoàn tụ, sum vầy bên gia đình dẫu có muộn màng. Liên tiếp nhiều khu vực cách ly được dỡ bỏ, nới lỏng phong tỏa... Không gì phấn khởi, vui sướng cho bằng trước những thông tin và kết quả tích cực này. Bởi vì hơn lúc nào hết, mong ước lớn nhất của mọi người, mọi nhà lúc này là hết dịch, ai nấy đều được bình an để làm lụng, mưu sinh. Mỗi một tin vui vì vậy chứa đựng biết bao ân tình, chắp cánh tin yêu lan tỏa, trong đó có các đồng nghiệp thân thiết của tôi.

Trước thềm xuân mới, khó khăn chưa hết bủa vây, nhưng rõ ràng tình xuân, tình người đã ắp đầy tin yêu, độ lượng!

 

THÀNH LONG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.