Tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Lo ngại trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, những người con ở mọi miền đất nước lập nghiệp tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương đã tìm mọi cách trở về quê với mong muốn được an toàn, đồng thời cũng giảm gánh nặng cho địa phương đang có dịch.

Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hiện có số lao động tại các tỉnh phía Nam rất lớn. Vậy nên, trong tuần qua, mỗi ngày có hàng ngàn người di chuyển về quê qua ngả đường các tỉnh Tây Nguyên. Các phương tiện vận tải khách tạm ngừng hoạt động nên đa phần người dân sử dụng phương tiện cá nhân để về quê, có gì đi nấy, kể cả xe đạp, thậm chí là đi bộ, miễn sao được về nhà một cách nhanh chóng, an toàn.

Người dân vui mừng khi được đặt chân xuống TP. Pleiku. Ảnh: Như Nguyện
Người dân vui mừng khi được đặt chân xuống TP. Pleiku. Ảnh: Như Nguyện


Trước thực trạng đó, nhiều địa phương trong cả nước đã lên kế hoạch và thực hiện nhiều chuyến bay, tàu hỏa hoặc ô tô để hỗ trợ bà con có hoàn cảnh khó khăn được về quê một cách thuận tiện và an toàn nhất. Ngày 23-7, 192 công dân Gia Lai vui mừng khôn xiết khi là những người đầu tiên được tỉnh hỗ trợ về nhà bằng máy bay. Chia sẻ về việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết: Lãnh đạo tỉnh chủ động lên kế hoạch và đưa bà con có hoàn cảnh đặc biệt và cấp bách về quê. Đây là việc làm cần thiết nhằm chia sẻ với các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Đây còn là trách nhiệm, tình cảm và sự quan tâm của tỉnh đối với người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất có thể hỗ trợ người dân trên đường về quê khi đi qua địa phận Gia Lai.

Không thuộc diện được các tỉnh lập danh sách đón về, nhưng với mong muốn về nhà càng nhanh càng an toàn, trong khoảng 10 ngày qua, dòng người từ các tỉnh phía Nam theo quốc lộ 14 về Gia Lai, Kon Tum và miền Trung ngày càng đông. Tại chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 khu vực cầu 110, huyện Chư Pưh (đoạn giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và Đak Lak), mỗi ngày đón tiếp cả ngàn lượt người, thực hiện phân luồng, khai báo y tế... Công việc áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, nhưng các chiến sĩ Công an, cán bộ y tế, tình nguyện viên… đều nhiệt tình hỗ trợ người dân từ hộp cơm, chai nước, lít xăng, kể cả chỗ nghỉ tạm để hồi sức trên hành trình về nhà. Trung tá Nguyễn Minh Tuấn-Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông số 1 (Công an tỉnh) cho hay: “Họ chủ yếu là công nhân của các doanh nghiệp và lao động tự do tại các tỉnh phía Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nên phải di chuyển bằng xe mô tô để về quê. Khi đến chốt, hầu hết đã rất mệt mỏi sau hành trình dài. Vì vậy, chúng tôi đã vận động, quyên góp, gửi tặng hàng ngàn phần quà đến bà con. Người dân quanh đây cũng chung tay góp sức, có người còn tự gói 200 bánh tét tặng lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt và bà con về từ vùng dịch. Cùng với đó, nhiều người dân ở TP. Pleiku đã tổ chức gói bánh để sáng gửi xuống chốt tặng cho bà con”.

Không những vậy, với tinh thần “tương thân, tương ái”, người dân Gia Lai đã chung tay hỗ trợ hàng chục tấn rau củ quả và các mặt hàng thiết yếu khác cho bà con các tỉnh, thành phố phía Nam trong những thời điểm khó khăn này. Hội Chữ thập đỏ các cấp đã kêu gọi, vận động người dân hỗ trợ gần 62 tấn rau củ quả với tổng trị giá 650 triệu đồng.

Ông Cao Xuân Nam-Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh-cho biết: Những năm qua, TP. Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh, thành phía Nam nói chung có nhiều chương trình hợp tác cũng như dành nhiều nguồn lực hỗ trợ người dân Gia Lai, nhất là người nghèo. Đặc biệt, khi Gia Lai bị ảnh hưởng bởi thiên tai thì người dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam luôn đồng hành, sẻ chia và có sự hỗ trợ kịp thời. Giờ đây, các tỉnh, thành phía Nam gặp khó khăn do phải cách ly theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ thì người dân Gia Lai cũng đã kịp thời có những hoạt động hỗ trợ thiết thực.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, chúng ta tin rằng dịch bệnh rồi sẽ bị đẩy lùi. Hình ảnh người nông dân nghèo luộc bắp rồi bảo con đem làm quà cho các cô chú, các bạn và có cả trẻ em lót dạ để tiếp tục hành trình về quê… như tô thắm thêm tình dân tộc, nghĩa đồng bào, giúp thêm ấm lòng giữa đại dịch.

 

MINH THI
 

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.