Tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn là bộ phận máu thịt của dân tộc, là cầu nối cho tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Năm 2020 qua đi để lại nhiều dấu ấn không thể nào quên. Trong một năm "lửa thử vàng, gian nan thử sức", tinh thần "tương thân tương ái" của người Việt khắp năm châu càng được phát huy và lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
 

 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi trao tiền quyên góp của cộng đồng người Việt tại Thái Lan và Hàn Quốc cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19.Ảnh: Bộ Ngoại giao
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi trao tiền quyên góp của cộng đồng người Việt tại Thái Lan và Hàn Quốc cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Bộ Ngoại giao


Đó là những chiếc khẩu trang nhỏ bé nhưng chất chứa tình đoàn kết của người dân Việt Nam gửi tới bạn bè quốc tế khi dịch bệnh đang ở đỉnh điểm. Đó là những món quà thấm đượm "nghĩa đồng bào" mà kiều bào ta ở nước ngoài gửi tới người dân trong nước đang gồng mình chống lại dịch bệnh và thiên tai triền miên.

Trong cuộc chiến cam go với đại dịch Covid-19, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn nhưng Việt Nam vẫn sẻ chia, giúp đỡ các nước bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Chính phủ ta đã hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế và tài chính với trị giá lên tới hàng triệu USD cho 51 quốc gia và tổ chức quốc tế ứng phó với đại dịch. Qua đó, thể hiện trách nhiệm, tinh thần đoàn kết đối với cộng đồng quốc tế cũng như tăng cường sự tin cậy và quan hệ hữu nghị với các đối tác quan trọng.

Bên cạnh những nỗ lực từ phía Chính phủ, không thể không nhắc đến vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc lan tỏa những hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới. Phát huy truyền thống quý báu "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của dân tộc ta, người Việt ở nhiều nơi đã tích cực quyên góp lương thực, thực phẩm, may tặng khẩu trang cho các bác sĩ, y tá sở tại, kề vai sát cánh cùng người dân các nước trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

Những nghĩa cử cao đẹp đó được chính báo chí và truyền thông nước ngoài phản ánh thực sự đã lay động trái tim của hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Chưa bao giờ cái tên Việt Nam được bạn bè quốc tế nhắc đến với tất cả sự trân trọng và ngưỡng mộ nhiều như vậy.

Không chỉ làm tốt sứ mệnh "Đại sứ thiện chí" của Việt Nam ở nước ngoài, kiều bào còn luôn đồng lòng và chung sức hướng về Tổ quốc thân yêu. Dẫu còn nhiều chật vật, vất vả mưu sinh nơi xa quê, nhưng khi hay tin đồng bào trong nước đang gồng mình chống lại dịch bệnh và thiên tai, "tình dân tộc, nghĩa đồng bào" đã thúc giục người Việt trên khắp năm châu có những hành động thiết thực, san sẻ với khó khăn ở trong nước. Hơn 35 tỉ đồng, cùng nhiều trang thiết bị, vật tư y tế ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, hơn 40 tỉ đồng, cùng nhiều hàng hóa, vật phẩm hỗ trợ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ chính là những con số biết nói, là minh chứng rõ nét của truyền thống "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Con Hồng cháu Lạc phải thương nhau cùng" như lời Bác Hồ từng có lần "chữa" lại câu ca dao với hàm ý nhấn mạnh dân tộc ta là con cháu Lạc Hồng, người Việt dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng luôn đoàn kết, gắn bó, yêu thương và chia sẻ với nhau.

Những đóng góp quý báu của kiều bào đã thêm một lần nữa khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài luôn là bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam, cũng như là cầu nối cho tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc xây dựng một Việt Nam hùng cường, biến những ước mơ, khát vọng của dân tộc trở thành hiện thực.

 

(Phương Nhung ghi/Dẫn nguồn NLĐO)
Lương Thanh Nghị (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...