Tín hiệu về giá điện: Nghĩ thôi đã thấy rùng mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vừa kêu lỗ 16.586 tỉ đồng tháng trước, tháng này một Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề nghị “cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời”.
 
EVN vừa phát tín hiệu, thậm chí có đề nghị điều chỉnh giá điện bán lẻ
EVN vừa phát tín hiệu, thậm chí có đề nghị điều chỉnh giá điện bán lẻ "một cách kịp thời". Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
EVN, dù “hỗ trợ chống dịch” hơn 3.000 tỉ đồng, nhưng năm 2021 vẫn lãi 18.000 tỉ. Và kèm theo đó là cam kết “Không tăng giá điện trong năm 2022”.
Thật sự là phải cảm ơn EVN, cảm ơn Chính phủ. Bởi, cùng với lương cơ bản, suốt từ 2019 đến giờ, giá điện đã không tăng.
Nhưng có vẻ như EVN đang phát đi một tín hiệu.
Báo cáo tài chính được EVN công bố cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn này lỗ sau thuế hợp nhất 16.586 tỉ đồng. Tới hôm 23.9, tới lượt ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng Giám đốc EVN, đã đề nghị “cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời”.
Bởi theo ông Hải, giá thành khâu phát điện, chiếm tỉ trọng đến 82,45% trong giá thành điện thương phẩm - tăng quá cao. Nguyên nhân: Giá nhiên liệu và các chi phí đầu vào đang tăng quá mạnh.
Phó Tổng Giám đốc EVN đưa một ví dụ là giá than than nhập tháng 8 đã lên tới 417,4 USD/tấn, tăng đến 3,48 lần so với tính toán kế hoạch.
Theo tính toán của EVN, giá điện năm 2022 ở mức 1.915,59 đồng/kWh, cao hơn khoảng 2,74% so với mức giá bán lẻ điện bình quân 1.864,44 đồng/kWh - đang được áp dụng từ năm 2019.
Và các tính toán khác cũng cho thấy nếu giá điện bán lẻ tăng ở mức 5-10% mới đủ bù đắp chi phí hiện tại và khuyến khích cho nguồn tương lai.
Đúng là trong một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, sẽ không bao giờ có chuyện doanh nghiệp bán hàng với giá bán dưới giá thành sản xuất.
Nhưng cũng như xăng dầu, điện năng là một đầu vào quá quan trọng của nền kinh tế cũng như một chi phí không nhỏ trong “túi tiền” người dân.
Năm 2019, khi giá điện tăng, EVN bỏ túi 20.000 tỉ đồng mỗi năm tài chính.
Nhưng chính Bộ Công Thương tính toán, với khoảng 1,413 triệu hộ sản xuất, mỗi hộ trả bình quân tiền điện hàng tháng là 12,9 triệu đồng, mức tăng thêm vào khoảng 869.000 đồng/khách hàng sản xuất. Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều điện như sắt, thép, xi măng... cho thấy họ phải trả chi phí tăng thêm 7,19%... Tất cả, đương nhiên được hạch toán vào giá thành... để bán cho dân.
Việc tăng giá điện năm đó cũng được tính trên lý thuyết là làm giảm 0,22% GDP, trong khi Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,29%.
Với một nền kinh tế đang ở giai đoạn bắt đầu phục hồi sau đại dịch, vẫn còn chưa qua những cơn “bão giá kép”, thì những con số, những tác động đó - dù được tính toán rất “màu hường”, rất lạc quan - sẽ vẫn là một gánh nặng thật sự.
EVN có những giới hạn chịu đựng nhất định, nhưng người dân, và cả nền kinh tế cũng thế.
Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.