"Tiếng hú" - bản lĩnh người miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những con người là tinh hoa của đất, của sông được Phong Ba khắc họa trong "Tiếng hú" đã làm nên những chiến công hơn cả huyền thoại.



Tôi được truyền cảm hứng mãnh liệt từ tình yêu sông nước của họa sĩ Phong Ba, qua tiểu thuyết "Tiếng hú" vừa phát hành nóng hổi và nặng trĩu trên tay.

Những chân dung tuyệt đẹp

Phong Ba thấm tiếng hú gọi truyền nhau yêu thương, thấu hiểu những con người biết thở như cá, biết từng xoáy nước, từng mạch ngầm, từng gốc cây dưới lòng sông. Những con người biết nín thở đi qua dòng sông, biết thế phát cỏ ngã rạp theo một chiều nhất định, biết thích nghi với đồng bằng đầy rắn rít, muỗi mòng; những con người ngủ ngồi mà vẫn tỉnh táo trong cuộc mưu sinh trên sông nước... Anh đã khắc họa chân dung những con người đồng bằng sông Cửu Long tuyệt đẹp. Những bông hoa sông nước đẹp đến nao lòng không chỉ vì sắc mà bát ngát hương thơm, được tỏa sáng bởi trí tuệ.


 

 Bìa tiểu thuyết “Tiếng hú”
Bìa tiểu thuyết “Tiếng hú”
Tác giả Phong Ba
Tác giả Phong Ba



Những cô gái như Hà là tinh hoa của đất, của sông. Hà được sinh ra từ trí tuệ của người mẹ kiêu hãnh, từ người cha thượng võ. Mười hai tuổi, cô bé đã săn được cá hô hàng trăm ký. Cô bé ấy giỏi nấu nướng, biết chế biến món ăn thần kỳ cho người, cho cá. Một cô bé dũng cảm một mình chiến đấu với con cá hô quẫy đạp, tự cắt da chân thoát khỏi móc câu để cứu mình. Cô bé Hà với nhan sắc, trí tuệ tỏa sáng của mình đã cứu danh dự những nhà khoa học nuôi thú ở Sài Gòn từ lời thách đố của tướng Khuê, bởi nếu không ai thuần được con chó berger của Mỹ, tất cả sẽ "chết" vì mất danh dự. Hà đã nhận lấy sứ mệnh ấy trong nỗi xót xa, lo lắng tột cùng của Ban Giám đốc Sở thú Sài Gòn, bởi một tích tắc sơ hở, cô gái xinh đẹp, trong sáng như đóa hoa sen hé nở ấy sẽ bị con chó hung bạo xé xác. Hà đã dũng cảm thách đấu và đã chiến thắng. Đoạn văn miêu tả cảnh đấu giữa người và chó của anh thật lạnh người.

Hà có bí quyết gì để thắng con chó hung hãn? Phong Ba đã tiết lộ trong tiểu thuyết một bí quyết thật bất ngờ, vi diệu. Cô bé mồ côi Hà được ông ngoại nuôi dạy bằng tình yêu sông nước, nên cô nói "Không yêu cá thì yêu ai". Tình yêu thiên nhiên đã giúp Hà săn được cá hô và chiến thắng chó dữ. Nhưng nếu chỉ có tình yêu thì chưa đủ để cô chiến thắng…

Nhờ vào trí tuệ mà dù còn rất trẻ, cô gái miền sông nước có gương mặt sáng đẹp tựa trăng rằm chỉ huy du kích Bến Gừa, tựa vào một giếng trời tự nhiên, với sự trợ giúp của con mèo My, đàn ong vò vẽ mà cô đã diệt cả cánh thủy quân lục chiến Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại, từ 5 tàu đổ quân vào Bến Gừa, quyết băm nát xóm làng thân yêu của cô. Nhờ có trí tuệ mà cô gái Bến Gừa thông thuộc từng gốc ngầm, con lạch, xoáy nước đã chỉ huy, cứu cả một tiểu đoàn đặc công thoát khỏi cuộc tập kích bất ngờ của địch, vượt qua lưới mưa bom bão đạn, tựa vào những giề lục bình trổ hoa tím biếc, trôi êm đềm về chốn bình yên.

Mối tình đôi trai tài gái sắc Hà "cá hô" và anh Thạc - Tiểu đoàn trưởng đặc công - đẹp lộng lẫy mà cũng đau đến tận cùng, khi chiến tranh tàn nhẫn cướp đi hạnh phúc của họ, để Thạc phải chết trên tay Hà vì chấn thương nước sau một trận đánh tàu long trời lở đất, lúc đứa con của Hà còn trong bụng mẹ, vĩnh viễn không biết mặt người cha.

Vốn sống giá bằng máu

Một họa sĩ người Việt gốc Hoa, từng kiếm được nhiều tiền, bỏ lại sau lưng cuộc sống sung túc; bao cơ hội làm giàu để tham gia kháng chiến đã lý giải tính chiến đấu khi chọn lấy ngòi bút viết quyển tiểu thuyết đậm chất anh hùng ca đồng bằng sông Cửu Long này. Anh tham gia kháng chiến chống Mỹ, vẽ tranh Bác Hồ để đồng bào Trà Vinh thờ trong đền thờ Bác, cách thị xã chỉ hơn 10 cây số. Vốn sống viết quyển tiểu thuyết của anh được đổi giá bằng máu.

"Tiếng hú" của Phong Ba giúp tôi tìm ra ẩn số một thời chiến tranh ác liệt, Thành ủy Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn có rất nhiều người trẻ tuổi, là phụ nữ, xuất thân từ miền Tây sông nước. Gửi lại đứa con trai cho người dì và đồng đội ở quê hương, Hà nhậm chức thành ủy viên, phụ trách phong trào nội đô, binh vận khi mới ngoài 20 tuổi, với lời ký thác của má Ba Reng - một nữ thành ủy viên phụ trách nội đô vừa bị địch sát hại. Cô lấy bí danh "Sành". Hà (Sành) là tinh hoa của nhân dân, của vùng đất sông nước, nơi phát tích của những con người huyền thoại, trung kiên, thật trí tuệ, thật đẹp đẽ. Cô gái trẻ măng ấy từng mở lớp dạy những tuyệt chiêu võ thuật bí truyền cho lực lượng biệt động Sài Gòn. Hà đã luồn lách vào những khu chợ trời, mua những bộ đồ nhái cho bộ đội đặc công, diệt những tên phản bội cộm cán được bộ máy quyền lực Mỹ và quân đội Sài Gòn bao bọc, che chở. Thật không thể tin nổi, một thành ủy viên trẻ măng đã thuyết phục được 2 sĩ quan tình báo Mỹ đi cùng với cách mạng, phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa từ bản lĩnh, trí tuệ của Sành. Trong con người đầy bản lĩnh, sáng tạo, dũng cảm của Hà, lòng nhân hậu của cô lại làm nên được những điều kỳ diệu. Tôi rung cảm mãnh liệt tính chân thật trong các nhân vật của Phong Ba. Sành đã rất chân thật sau khi cô diệt tên thiếu tá Bốn ác ôn - kẻ đã thách tên lính đi cùng bắn mẹ cô trên chiếc xuồng chỉ bằng một điếu thuốc - qua cú võ bí truyền từ người cha; sau khi đã tham gia trận đánh với mấy trăm lính thủy quân lục chiến, cô đã khóc nức nở trong vòng tay người thân: "Con đã giết người, con đã giết người!"…

Họa sĩ Phong Ba nói nhiều đồng đội của anh đã ngã xuống cho anh được sống nên anh bị thôi thúc trả món nợ quá khứ. Họa sĩ Phong Ba đã sống hết mình để viết quyển sách về một thời chiến tranh ác liệt mà đẹp lộng lẫy tình yêu quê hương, đất nước. Thế hệ anh đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Viết tiếp huyền thoại sông nước thời bình là trách nhiệm của những người lớn lên sau cuộc chiến...


 


Phong Ba tên thật là Liêu Tử Phong, sinh ngày 10- 8-1940 tại Mỏ Cày, Bến Tre. Nguyên quán: Quảng Đông, Trung Quốc. Dân tộc: Hoa.

Ông tốt nghiệp Trường ĐH Mỹ thuật TP HCM năm 1981, tham gia Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 1987; là tác giả bộ phim "Tức nước vỡ bờ", được trình chiếu tại Liên hoan Đồng Khởi 1961; tác giả bức họa chân dung Bác Hồ tại Đền thờ Bác, xã Long Đức - Trà Vinh năm 1970. Tiểu thuyết "Tiếng hú" là tác phẩm văn học đầu tay của ông.



Theo Trầm Hương (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.